Chia sẻ của bạn Thanhegc - Đại học
Tổng hợp Tokyo trên diễn đàn TTVNOL
Thanhegc chia sẻ: "Theo tôi, việc săn học bổng và nộp hồ sơ theo học ở nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau, và gần như bạn phải tiến hành đồng thời cả 2 quá trình trên. Đây là một cuộc chiến dai dẳng, đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của mỗi cá nhân. Nếu không kiên trì và nhẫn nại, bạn không nên theo đuổi việc săn học bổng vì thời gian cần thiết để săn học bổng thường tối thiểu là 2 năm."
IV. KINH NGHIỆM THI HỌC BỔNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ HỌC BỔNG
CHÍNH PHỦ NHẬT
(1) Học bổng ngân sách nhà nước (học bổng theo đề án 322)
Hằng năm, chính phủ Việt Nam dành khoảng 400 suất học bổng để đào tạo cán bộ,
công chức tại các cơ sở nước ngoài. Chi tiết về học bổng này có thể tham khảo tại
trang web http://www.vosp.org, tôi xin
tóm tắt như sau: chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được thi học bổng này,
ngành tuyển sinh rất đa dạng và bạn được chu cấp toàn bộ các chi phí cơ bản khi
đi học ở nước ngoài như tiền vé máy bay đi về, tiền sinh hoạt phí, tiền học phí...
Học bổng này ưu tiên đào tạo bậc sau đại học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo
uỷ quyền cho các cơ sở đào tạo trong nước tuyển chọn. Sau khi được các trường uỷ
quyền tuyển chọn thông qua thi tuyển, trường sẽ gửi danh sách đề nghị trúng tuyển
lên Ban điều hành Đề án 322, ban này sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Sau
đó, các bạn có thể làm các thủ tục đăng ký đi học ở nước ngoài (lúc này mới thực
sự tìm trường ở nước ngoài). Kỳ thi tuyển sinh diễn ra cùng với kỳ thi tuyển
sinh sau đại học tại các trường được uỷ quyền.
Trước tôi thi cao học nên không
rõ đề thi nghiên cứu sinh có khác với đề thi trong nước không nhưng đề thi cao
học thì giống với đề thi cao học trong nước, chỉ khác mỗi môn thi ngoại ngữ là
được tổ chức riêng. Vì thế, bạn có thể tin là đề thi không quá khó. Tuy nhiên,
kỳ thi này do các trường trong nước tuyển chọn, nên các giáo viên của cơ sở tuyển
chọn có nhiều ưu thế hơn hẳn (truyền thống người Việt Nam ta mà).
Theo thống kê
như tôi được biết, trong số những người trúng tuyển thì cán bộ và giáo viên của
trường được uỷ quyền hầu như lúc nào cũng chiếm đa số. Vì thế khi tham dự kỳ
thi này các bạn cần xác định đúng đối thủ thực sự của mình chính là cán bộ và
giáo viên của trường được uỷ quyền. Ngoài ra, những đối thủ đáng chú ý khác
chính là giảng viên các trường đại học. Họ là những người làm cùng chuyên
ngành, nếu tập trung đúng sức lực, họ sẽ trở thành đối thủ thực sự đáng gờm.
Vì
vậy, nếu bạn không phải là giảng viên, bạn cần phải nhập cuộc sớm hơn họ, như
thế mới hi vọng đạt được mục tiêu của mình. Bản thân tôi cũng vậy, khi tham dự
cuộc thi này, tôi đầu tư hơn 6 tháng chỉ để học các môn như toán và môn chuyên
ngành (mặc dù đây là hai môn thế mạnh của tôi), vì tôi biết, mình cần phải cố gắng
đạt điểm một cách tối đa mới hi vọng có thể vượt qua được các đối thủ chính.
Tôi lấy ví dụ cụ thể như sau, nếu bạn thi chuyên ngành điện tử ở trường đại học
Bách khoa Hà Nội thì chắc chắn các giảng viên trẻ ở bộ môn điện tử trường đại học
Bách khoa Hà Nội sẽ là người có nhiều ưu thế nhất, tiếp đến là các giảng viên bộ
môn điện tử ở các trường có chuyên ngành này. Qua ví dụ trên chắc bạn đã hiểu
được ý tôi muốn nói. Tuy vậy, nếu chuẩn bị kỹ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và
vững tin. Lợi thế của bạn chính là đề thi dễ, nếu không sai sót trong làm bài
thì bạn hoàn toàn có cơ hội.
Một điểm cần chú ý nữa là, vì trường trong nước
tuyển chọn sơ bộ nên bạn không cần quan tâm đến những thứ như SOP và LOR, chỉ
khi được chọn đi học nước ngoài và nộp hồ sơ vào trường ở nước ngoài bạn mới cần
quan tâm đến chúng. Ngoài ra, để tập trung toàn bộ sức lực chiến đấu trong giai
đoạn ôn thi chuyên ngành, bạn nên có chứng chỉ ngoại ngữ trước khi đi thi (đi Mỹ,
Anh, Úc, Canada: toefl 550 hoặc tương đương, đi các nước khác: toefl 500 hoặc
tương đương) vì như thế bạn sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ. Đừng để ngoại ngữ
trở thành rào cản của bạn. Các bạn có thể sử dụng Toefl nội bộ cũng được miễn
là còn giá trị.
Qua những phân tích trên, bạn có thể thấy, kỳ thi này không khó, vậy tại sao
các bạn không thử nhỉ?
(2) Học bổng Chính phủ Nhật (Học bổng Monbusho hay còn gọi là học bổng Mext)
Hằng năm, chính phủ Nhật đều dành một số lượng lớn học bổng cho các sinh viên
quốc tế đến học tại Nhật Bản, trong đó có sinh viên Việt Nam. Để tiếp cận học bổng
này, có 2 cách: thứ nhất là thông qua Đại sứ quán Nhật và Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam, thứ hai là thông qua các trường đại học ở Nhật. Chi tiết các bạn có
thể tham khảo tại trang web http://www.jasso.jp hoặc http://www.vysa.jp.
Trước tôi đi theo con đường
thứ 2 nên những kinh nghiệm của tôi ở đây thuần tuý theo con đường này. Để xin
học bổng Monbusho theo diện đại học tiến cử (University Recommendation) bạn cần
phải nộp hồ sơ qua một trường đại học ở Nhật, sau khi được trường đó chấp thuận
(bạn được vào danh sách shortlist), trường sẽ gửi danh sách đề nghị được học bổng
Monbusho lên Bộ Giáo dục Nhật Bản, và bộ là người quyết định cuối cùng.
Tuy
nhiên, thường là các trường có số chỉ tiêu cố định hằng năm, và họ gửi danh
sách đúng bằng số chỉ tiêu mà họ có, nên nếu được trường đồng ý thì gần như chắc
chắn bạn sẽ được học bổng, còn Bộ Giáo dục Nhật Bản gần như chỉ xét duyệt về mặt
thủ tục. Vì vậy để kiếm được học bổng theo con đường này, bạn cần phải chinh phục
được trường ở bên Nhật. Cách thức để chinh phục được học bổng này về cơ bản giống
với các kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, ở đây tôi chỉ nhấn mạnh thêm một
vài ý như sau.
Thứ nhất là về LOR, thường các bạn nhờ giáo viên của mình viết
cho, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu người viết LOR cho bạn là một cựu sinh
viên của trường định nộp thì rất tốt, và phải là người hiểu rõ về bạn. Người Nhật
đánh giá cao các mối quan hệ cá nhân như thế, họ sẽ liên hệ trực tiếp đến người
giới thiệu bạn để xem họ đánh giá như thế nào về bạn. Đối với họ, đây là cách
đánh giá công tâm, hiệu quả (không như người Việt Nam mình, hay nể nả nhau).
Không nên nhờ những người không hiểu về chuyên ngành bạn hoặc không rõ về bạn
viết thư giới thiệu, dù người đó rất giỏi hoặc có chức vị cao. Ngoài ra, như
tôi đã nói ở trên, nếu bạn làm quen được với giáo sư ở trường bên kia và được họ
viết LOR cho thì hết sức thuận lợi, trong trường hợp họ đồng ý nhận bạn thì có
nghĩa là bạn có đến 90% cơ hội.
Thứ 2 là SOP hay Research Proposal, về cơ bản cả
2 thứ này đều thể hiện khả năng nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, người Nhật thường
thích cái gì đó cụ thể, vì thế sẽ thích hợp hơn nếu thể hiện khả năng nghiên cứu
của bạn thông qua việc áp dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó
mà bạn dự định làm (Research Proposal) hơn là nói về khả năng nghiên cứu,
cách thức giải quyết các vấn đề , định hướng nghiên cứu (SOP).
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình săn học bổng, vì vậy
không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các bạn. Hi vọng các bạn tìm được cho mình những thông tin bổ ích và thiết thực.
Tôi cầu chúc những bạn có mong muốn đi học ở nước ngoài thành công trên con đường
săn học bổng và may mắn.
Trong trường hợp các bạn có thắc mắc và thuộc phạm vi hiểu biết của mình, tôi hứa
sẽ giúp đỡ một cách nhiệt tình, và tôi cũng mong những bạn đã có học bổng hãy
dành chút thì giờ giúp đỡ những bạn đang tìm kiếm học bổng để dân Việt Nam mình
có thể tự hào với các dân tộc khác về truyền thống hiếu học và tinh thần đoàn kết.
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE
Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com
Đăng nhận xét