CÁC CHỦ NHÂN NOBEL 2014 ĐẾN TỪ CÁC ĐẠI HỌC VÀ QUỐC GIA NÀO?

0 nhận xét
Bài viết của Trang Ami tại Hotcourses



Giải Nobel 2014 cho các lĩnh vực khoa học, báo chí, hòa bình và kinh tế đã được trao cho các cá nhân đến từ nhiều nước và trường Đại học khác nhau trên thế giới.

Nobel Hòa Bình

Đồng chủ nhân giải Nobel hòa bình là cô gái 17 tuổi Malala Yousafzai và Kailash Satyarthi. Nếu Malala, một cô gái Pakistan được trao giải vì “nỗ lực nhằm chống lại sự chà đạp đối với trẻ em và những người trẻ tuổi, và vì quyền lợi được đến trường của tất cả các em nhỏ”, thì Kailash lại là một cô gái Ấn độ miệt mài hoạt đồng vì quyền trẻ em và cũng là người đã dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu về việc chống lại nạn lao động trẻ em.
Malala hiện đang học tại Trường trung học Edgbaston, một ngôi trường tư ở Birmingham.

Sinh lý học hay Y học

Giải thưởng dành cho 3 nhà khoa học về thần kinh, trong đó May-Britt Moser và Edvard Moser đến từ Đại học khoa học và công nghệ NaUy còn giáo sư John O’Keefe từ University College London. Họ được trao giải cho những khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não.


Vật lý

3 nhà khoa học Nhật Bản là chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm nay. Họ là giáo sư Isamu Akasaki làm việc tại Đại học Meijo; giáo sư Hiroshi Amano làm việc tại Đại học Nagoya và cuối cùng là giáo sư Shuji Nakamura đến từ University of California at Santa Barbara với việc “phát minh ra các diode phát ánh sáng (LED) màu xanh cho phép tạo ra các nguồn sáng trắng sáng hơn và tiết kiệm năng lượng".

Hóa học

Đồng giải thưởng danh giá cho Hóa học dành cho Eric Betzig từ Viện Y học Howard Hughes (Mỹ), Stefan W Hell từ Viện Hóa lý sinh Max Planck và Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức, và William E Moerner, một giáo sự dạy hóa học và vật lý ứng dụng tại Đại học Stanford. Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo: "Thành tựu mang tính đột phá của họ đã đưa việc sử dụng kính hiển vi quang học vào phạm vi nano ... giúp chúng ta hiện có thể ngắm nhìn thế giới nano".

Văn chương

Giải thưởng này dành cho tác giả người Pháp Patrick Modiano nhờ “hờ “nghệ thuật ký ức đã giúp mô tả những phận người khó nhận thức nhất và phơi bày cuộc sống trong thời Đức quốc xã chiếm đóng”.

Kinh tế 

Cuối cùng, giải Nobel về Kinh tế dành cho Jean Tirole, chủ tịch quỹ Jean-Jacques Laffont Foundation tại Toulouse School of Economics “cho sự phân tích về sức mạnh và quy luật thị trường”. Giáo sư Tirole hiện đang công tác tại Trường đại học Toulouse 1 Capitole ở thành phố Toulouse, Pháp.


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com




Đăng nhận xét

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI Ở LONDON

0 nhận xét
1. Khách du lịch không đi tàu điện ngầm vào giờ cao điểm, trừ khi bạn thực sự cần


Tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân London để di chuyển đến nơi làm việc. Sự lưu thông nhanh chóng và thuận tiện chính là lý do duy nhất để hệ thống này được xây dựng và đó hoàn toàn không phải là môt phương tiện phục vụ du lịch. Vào giờ cao điểm, tàu điện ngầm chỉ dành cho việc kinh doanh, một nơi đông đúc, nóng bức, và đối mặt với rất nhiều vấn đề. Có thể nói rằng, người London cảm thấy khá khó chịu khi các nhóm khách du lịch lấn chiếm lối đi trên các tàu điện ngầm trong khi nó đã đủ chật cứng để có thể tìm thêm một chỗ ngồi. Một khía cạnh khác, nếu bạn đi du lịch với lỉnh kỉnh hành lý trên tàu điện ngầm vào giờ cao điểm bạn sẽ rất dễ nhận được những cái nhìn không mấy thiện cảm bởi tất cả mọi người có mặt trên tàu. Khung giờ cao điểm là 6:00-10:00am và 4-6pm.



2. Không đứng phía bên trái của thang cuốn


Đây là một điều đơn giản và thậm chí cũng đã có những biển báo chỉ dẫn về điều này, nhưng một số người vẫn tảng lờ chúng. Đừng đứng bên trái khi bạn đang ở trên một thang cuốn. Bên trái là làn “đường di chuyển”, nơi mọi người sẽ di chuyển nhanh hơn bạn. Vì vậy bạn đừng cản trở họ, thay vào đó hãy đứng sang bên phải.


3. Không đứng ở giữa vỉa hè để xem bản đồ


Nếu bạn đang bị lạc, đừng dừng lại ở giữa vỉa hè để nghiên cứu bản đồ hoặc xem thông tin trên iPhone của bạn. Đi vào bên trong để tìm đường nếu bạn không muốn bất kỳ ai va vào bạn.


4. Trong bất cứ trường hợp nào cũng đừng bắt taxi


Chỉ bắt các xe Black Cab được cấp phép và đừng bao giờ bắt taxi. Xe taxi tại London không được kiểm soát và các lái xe không bị bắt buộc phải am hiểu về đường xá ở London như các tài xế của xe Black Cap (họ dựa vào thông tin từ các thiết bị định vị GPS).




5. Không phàn nàn về mưa ở London


Ở London, mưa có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên lượng mưa không nhiều. Nên bạn đừng phàn nàn gì về nó. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc ô và cảm nhận sự tuyệt vời xen lẫn đáng yêu của những cơn mưa London.


6. Chuyện chính trị là chuyện của người ta


Dù là một người Mỹ hay một du khách đến từ bất kỳ quốc gia nào khác, bạn đều không có quyền bàn luận về chính trị của nước Anh. Bạn không phải người dân bản địa, bạn sẽ không bao giờ hiểu được nó như người dân địa phương và điều đó giống như thể bạn đang xúc phạm đến một ai đó. Bạn nghĩ rằng có thể thoải mái nói chuyện chính trị khi ở nhà, nhưng không(!). Sẽ chẳng có ai quan tâm đến bạn cũng như những vấn đề chính trị nước Anh mà bạn nói. Tránh hoàn toàn chủ đề này bạn sẽ thấy thật thoải mái và cởi mở với người Anh trong các cuộc trò chuyện.


7. Phải cẩn thận với những đồng tiền xu


Khách du lịch thường có xu hướng xòe tất cả tiền họ có - cho dù đó là trả tiền khi mua đồ trên đường phố, đếm tiền hoặc lấy ra một ít tiền mặt và sau đó yêu cầu người phục vụ tính toán các hóa đơn. Rút tiền ở Anh không quá khó. Hãy luôn ghi nhớ số tiền trong đầu để bạn không cần phải xòe tất cả số tiền mình có ra để đếm. Điều này cũng bảo vệ bạn khỏi những tên trộm cũng như không làm phiền những người địa phương.


8. Không phàn nàn về khách sạn hoặc hàng xóm xung quanh bạn


Người dân London vốn rất đoàn kết – Vì vậy tôi khuyên bạn không nên phàn nàn về khách sạn, hàng xóm hoặc bất cứ điều gì về London. Bạn sẽ thấy họ không hề thích nghe những gì bạn nói.


9. Không so sánh với cuộc sống khi bạn trở về nhà


Điều này liên quan đến các điều trước đó. Đừng phí thời gian so sánh những thứ ở London với những thứ ở nhà nơi bạn sinh sống. Không phàn nàn về đường phố, hệ thống lưới điện hoặc thời tiết giữa các khu vực với nhau. Những điều đó chỉ nói nên rằng nếu nó đã khó chấp nhận đến vậy thì tại sao bạn lại đến London? Bởi mọi thứ ở London thật khác. Vì vậy sẽ tốt hơn nếu bạn học cách tìm hiểu và sớm chấp nhận nó.


10. Và điều quan trọng cuối cùng: Không được nói quá to


Chúng tôi đã nghe điều này từ nhiều bạn bè ở London – những người Mỹ (và một số người Úc) nói chuyện với âm lượng lớn hơn so với những người London. Chúng ta có thể nói to. Tuy đó không phải là cố ý - nó chỉ là cách mà chúng ta thể hiện nhưng khi đi du lịch ở London – bạn hãy giảm nó xuống một vài bậc. Những người dân London sẽ vẫn nghe và hiểu được những gì bạn nói.



✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com





Đăng nhận xét

CHI PHÍ DU HỌC ANH-ÚC-MỸ: HỌC Ở ĐÂU TIẾT KIỆM NHẤT?

0 nhận xét
Chia sẻ của Triệu Vân

Mỗi lúc nhắc đến đất nước để du học, người ta thường nghĩ ngay tới 3 cái tên có chất lượng hàng đầu thế giới: Anh, Úc và Mỹ. Đây là các quốc gia có nền giáo dục dẫn đầu, đẳng cấp được công nhận toàn cầu, là điểm đến du học đáng mơ ước cho sinh viên quốc tế. Những cái tên nổi tiếng như Đại học Harvard (Mỹ), Cambridge, Oxford (Anh), Melbourne, Sydney (Úc) đã góp phần tạo tên tuổi danh giá cho nền giáo dục những nước này.

- Du học Anh, sinh viên được tiếp thu nền học thuật bậc nhất châu Âu, cơ hội tiếp cận với cái nôi tiếng Anh đầy bản sắc.
- Du học Úc, sinh viên có cơ hội nắm trong tay những tấm bằng chất lượng uy tín toàn cầu, điều kiện sống tốt.
- Du học Mỹ, sinh viên đến với nền giáo dục đẳng cấp hàng đầu, nơi có lượng sinh viên quốc tế nhiều nhất thế giới.
Anh, Úc, Mỹ, nước nào cũng tốt, nhưng du học ở đâu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất khi mà bạn đang phân vân về vấn đề tài chính? Sau đây là một số so sánh về chi phí du học các nước trên mà bạn có thể cân nhắc:


Về học phí

Mức học phí sẽ khác nhau tùy vào trường và ngành mà sinh viên chọn. Thông thường những trường danh tiếng hàng đầu sẽ có mức học phí cao hơn nhiều so với những trường khác. Vì vậy, chúng tôi đưa ra mức học phí trung bình cho các khóa Cử nhân ở những nước này để dễ dàng so sánh:

- Anh:  7.800 – 13.000 GBP/năm (tương đương 265 – 440 triệu VND)
- Úc: 17.500 – 26.000 AUD/năm (tương đương 320 – 480 triệu VND)
- Mỹ:  13.000 – 25.000 USD/năm (tương đương 280 – 535 triệu VND)

Đây chỉ là mức học phí cho 1 năm, nếu tính học phí cho cả khóa học thì con số này còn chênh lệch nhau khá nhiều. Lí do:

Ở Anh, thời gian học chương trình Cử nhân chỉ mất 3 năm, rút ngắn 1 năm so với chương trình các nước khác nên mức học phí sẽ ở khoảng 800 triệu – 1.3 tỷ/khóa, chương trình Thạc sĩ chỉ mất 1 năm nên học phí ở khoảng 300 – 500 triệu/khóa.
Ở Úc, thời gian học để lấy bằng Cử nhân cũng mất khoảng 3 năm, tương đương mức học phí ở khoảng 960 triệu – 1.4 tỷ/khóa học, chương trình Thạc sĩ ở Úc mất từ 1 – 2 năm (tùy trường và ngành), học phí sẽ dao động khoảng 400 – 700 triệu/khóa
Ở Mỹ, thời gian học chương trình Cử nhân mất 4 năm như ở Việt Nam nên mức học phí sẽ khá cao, trong khoảng từ 1 tỷ – 2.1 tỷ/khóa học. Tương tự, như nước ta, chương trình Thạc sĩ sẽ mất 2 năm, tiền học phí trong tầm từ 600 – 1tỷ/khóa.

Như vậy, nếu xét về học phí, Anh có thể coi là điểm đến lý tưởng để du học khi mức phí thấp hơn cả Úc và Mỹ. Với thời gian học rút ngắn, sinh viên không chỉ giảm được nhiều chi phí mà còn có lợi thế khi được ra trường sớm hơn, cơ hội việc làm cao hơn so với sinh viên học ở quốc gia khác.



Sinh hoạt phí

Sinh hoạt phí cũng là vấn đề đáng cân nhắc khi đi du học, bởi mức phí này chiếm đến gần 50% mà mỗi sinh viên cần bỏ ra để học tập tại nước ngoài. Mức sinh hoạt phí cũng khác nhau tùy vào địa điểm mà sinh viên sinh sống. Thông thường, những khu vực trung tâm hay thành phố lớn sẽ có mức sống đắt đỏ hơn các thành phố vùng ven khác.

Dưới đây là mức sinh hoạt phí trung bình (tính cả tiền ăn ở, đi lại và một số chi tiêu cá nhân khác) cho 1 sinh viên trong 1 năm và 1 khóa học Cử nhân:

- Anh: 4.500 GBP – 9.600 GBP/năm (tương đương 150 – 325 triệu/năm, tức 350 – 975 triệu/khóa)
- Úc: 12.000 – 18.000 AUD/năm (tương đương 220 – 380 triệu/năm, tức 660 triệu – 1.1 tỷ/khóa)
- Mỹ: 8.000 – 12.000 USD/năm (tương đương 170 – 260 triệu/năm, tức 680 triệu – 1 tỷ/khóa)

Như vậy, xét về sinh hoạt phí, Úc và Mỹ là 2 quốc gia có chi phí toàn khóa cao xấp xỉ nhau . Anh vẫn đang nắm giữ vị trí lợi thế khi tổng sinh hoạt phí cho cả khóa học vẫn chưa vượt ngưỡng 1 tỷ, nhờ vào chương trình học được rút ngắn và sinh viên nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các trường Đại học Anh quốc như miễn phí bảo hiểm y tế, giảm giá các dịch vụ sinh viên và đi lại…

Cơ hội học bổng


Xét về cơ hội học bổng, Úc là quốc gia có ít học bổng nhất và nếu có, học bổng chỉ trong khoảng từ 10-20% học phí. Mỹ có khá nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế, học sinh có cơ hội nhận các suất học bổng từ 10-70 % học phí. Anh là một trong những quốc gia có học bổng đa dạng nhất trên thế giới với nhiều suất học bổng từ 10% lên đến 100% học phí. Cơ hội nhận các suất học bổng này giúp sinh viên Việt Nam giảm được rất nhiều chi phí du học cho bản thân và gia đình.

Cơ hội làm thêm và ở lại sau khi tốt nghiệp

Tuy chi phí học tập khá cao, nhưng về vấn đề làm thêm, Úc là quốc gia tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm nhiều nhất trong 3 nước. Sinh viên được phép làm thêm 40 giờ/2 tuần trong khi học với mức lương trung bình từ  10-18 AUD/giờ và thậm chí cao hơn. Sinh viên cũng có cơ hội ở lại Úc 2 năm sau khi tốt nghiệp.

Trong khi đó, vấn đề làm thêm ở Anh và Mỹ cũng có phần hạn chế hơn. Ở Anh, sinh viên nói chung có thể làm thêm 20 giờ/tuần nhưng còn tùy thuộc vào trường mà họ đang theo học. Sinh viên có cơ hội ở lại Anh làm việc nếu xin được việc làm có lương 20.000 GBP/năm trở lên.

Ở Mỹ, sinh viên có thể làm thêm 20 giờ/tuần nhưng chỉ được phép làm thêm trong khuôn viên trường đang học. Sinh viên du học Mỹ cũng được phép ở lại Mỹ làm việc toàn thời gian 1 năm sau khi tốt nghiệp.

Người Việt Nam lâu nay vẫn lầm tưởng Anh quốc là một quốc gia đắt đỏ bởi tỷ giá bảng Anh cao hơn những quốc gia khác. Nhưng qua một vài so sánh trên, chúng ta thấy rõ chọn Anh quốc để du học là một sự đầu tư hiệu quả, bởi vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn nhận được những tấm bằng chất lượng hàng đầu.


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com





Đăng nhận xét

MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DU HỌC THẠC SĨ TẠI MỸ , VÀ CANADA

0 nhận xét
Theo Hocbonghay



YÊU CẦU ĐẦU VÀO

1. Hoàn thành 4 năm Cử nhân
2. Nếu bạn chỉ hoàn thành 3 năm Cử nhân, thì bạn sẽ phải học thêm 1 khóa Pre-master nữa (tiền học cho 1 khóa Pre-master cũng sẽ tốn bằng tiền học 1 năm học master và tùy trường sẽ có phí học riêng)
3. Bản dịch bảng điểm/chứng chỉ Cử nhân
4. TOEFL iBT 79 và 95 (nhập học trực tiếp) hoặc điểm IELTS tương đương (tùy từng trường)
5. Hai thư giới thiệu
6. Yêu cầu lý lịch dành riêng cho những sinh viên đăng kí MBA

Ngoài ra, sẽ có những yêu cầu khác tùy từng ngành học, thường là 3 yếu tố quan trọng sau đây: 
GPA (điểm trung bình, tính theo thang điểm 4.0)
- Chứng chỉ GMAT (Graduate Management Admission Test)
- Chứng chỉ GRE (Graduate Record Examination)


GMAT là kì thi chuẩn hóa được yêu cầu bởi hầu hết các trường đại học kinh doanh tại Mỹ, thường là để đánh giá khả năng nghiên cứu của bạn trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Nếu bạn đăng kí khóa MBA (Quản trị kinh doanh), thì nhất thiết phải tham gia lấy chứng chỉ kì thi này. Thường thì các trường yêu cầu GMAT tối thiểu từ 400 - 540, sẽ có trường thấp hơn, sẽ có trường cao hơn (tùy vào ranking).

GRE là kì thi chuẩn hóa đôi khi được yêu cầu nếu bạn đăng kí khóa Thạc sĩ tại Mỹ. Kì thi đánh giá lập luận ngôn ngữ, lý luận định lượng, tư duy phê phán , kỹ năng viết bài phân tích . Ngoài ra còn có các bài kiểm tra GRE cụ thể đối tượng cho hóa sinh, sinh học, hóa học, khoa học máy tính, văn học, toán học, vật lý và tâm lý học. Thường thì các trường đại học sẽ không yêu cầu một điểm GRE nhất định nào.


TIỀN HỌC VÀ HỌC BỔNG

Mỹ là một trong những quốc gia du học đắt nhất nhì thế giới. Bạn có thể tham khảo tiền học và những thông tin chi tiết của các trường đại học Mỹ tại đây: www.usnews.com

Lưu ý: 
- Có hai mục là in-state (tiền học dành cho sinh viên Mỹ) và out-of-state (tiền học dành cho sinh viên nước ngoài).
- Mỹ là nước rất hào phóng trong việc cho học bổng. Tuy mức học phí tương đối cao nhưng nếu bạn có thành tích học tập tốt và có hoạt động ngoại khóa sâu, giúp ích thì bạn sẽ có cơ hội tìm kiếm học bổng.



HẠN NỘP

Mỹ cũng là một trong những nước có hạn nộp hồ sơ nhập học sớm nhất. Thường các trường sẽ có hạn nộp muộn nhất (dạng regular decision) vào khoảng tháng 1, tháng 2, thậm chí có những trường là tháng 6.


Nếu bạn muốn đăng ký vào đại học Mỹ thì lời khuyên hữu ích của là bạn nên chuẩn bị ngay từ 1 năm trước khi ra trường, vì vào tháng 11 năm cuối của khóa cử nhân, bạn sẽ phải hoàn thành xong hồ sơ để trực tiếp chuyển tới trường đại học.

* Đây chỉ là một bài viết mang tính chất tương đối, mọi thay đổi có thể xảy ra đối với từng trường, nên bạn có thể vào website trường để tìm hiểu, hoặc email cho văn phòng tuyển sinh để có câu trả lời chính xác nhất.


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com




Đăng nhận xét

NGHI THỨC CẦN BIẾT KHI ĐẾN VƯƠNG QUỐC ANH

0 nhận xét
Bài dịch của Linh Đặng

Khi mới đến Vương quốc Anh, bạn có thể thấy lạc lõng và bối rối, sẽ mất một thời gian để bạn làm quen với văn hóa bản địa, nhưng người Anh nhìn chung rất thân thiện. Vì thế, hy vọng bạn sẽ không mất nhiều thời gian để ổn định cuộc sống. Những lời khuyên của chúng tôi cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn:


• Đúng giờ

Đến lớp muộn hay đi họp muộn là những hành động không đẹp. Nếu bạn bắt buộc phải đến muộn, hãy tìm cách báo cho những người tham gia càng sớm càng tốt. Bạn luôn nên đến lớp sớm trước năm phút để có thể ổn định chỗ ngồi trước khi tiết học bắt đầu.


• Xếp hàng

Tại Vương quốc Anh, chúng tôi xếp hàng trong MỌI VIỆC: xếp hàng lên tàu, lên xe buýt, xếp hàng trong shop, xếp hàng chờ đi vệ sinh, đôi khi, xếp hàng để vào lớp hay vào họp. Xếp hàng là hành động thể hiện thái độ lịch sự và tôn trọng. Vì thế, nếu bạn thấy ở đâu có đoàn người đang xếp hàng, hãy tôn trọng và… bước vào hàng.




• Tiền boa/ tiền tip

Thông thường, nếu bạn hài lòng với dịch vụ của nhân viên nhà hàng, nhân viên làm tóc hay lái xe taxi, bạn nên thưởng cho họ một ít tiền, khoảng 5-10% để thể hiện thái độ lịch sự. Ví dụ, nếu bữa ăn của bạn 30 bảng, bạn có thể để lại 1,50 hoặc 3 bảng tiền tip. Nếu hóa đơn ghi rõ đã bao gồm ‘Phí phục vụ’ thì bạn không cần để lại tiền tip.


• Trò chuyện

Ở Anh, trong lần đầu gặp gỡ, sẽ là không lịch sự khi hỏi người đối diện những câu hỏi về tuổi tác, quan điểm chính trị hay thu nhập của họ. Tốt nhất bạn nên tránh những câu hỏi này cho đến khi đã trở thành những người bạn thực sự tin cậy.


• Tiệc tùng

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên trước việc các buổi tiệc tùng ở Anh lại bắt đầu khá sớm, khoảng 7,8 hoặc 9 giờ tối. Thông thường, khách đến tiệc có thể mang theo đồ uống, ví dụ như một chai nước hoa quả, nước chanh, rượu hay mấy lon bia. Có thể điều này được ghi rõ trên thiệp mời (BYOB – mang theo đồ uống của bạn). Kể cả nếu như lời mời không đả động gì đến điều này thì bạn cũng nên mang theo để thể hiện thái độ lịch sự.


• Xin mời, Cảm ơn, Xin lỗi

Người Anh rất thường xuyên dùng ‘Xin mời’ ‘Cảm ơn’ hay ‘Xin lỗi’ Nếu bạn va vào ai đó, thông thường bạn nên nói lời xin lỗi, kể cả đó không phải là lỗi của bạn. Trong những tình huống bạn bối rối không biết làm gì, tốt nhất là hãy nên tỏ ra lịch sự hơn bình thường.


Trong xu thế hiện đại ngày nay, chúng tôi mong những thông tin về nghi thức giao tiếp này có thể trợ giúp không chỉ các bạn du học sinh ở Anh, mà bất cứ du học sinh ở đất nước nào, bạn cũng cần trau dồi những thói quen tốt này nhé!


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com






Đăng nhận xét

MẸO CHỌN TRƯỜNG PHÙ HỢP KHI DU HỌC ANH

0 nhận xét
Theo báo Pháp luật TP. HCM

Trong thực tế, không ít du học sinh có một số nhầm lẫn trong việc chọn trường tại Anh, dẫn đến chương trình học không như mình mong muốn hoặc khó khăn trong việc ứng dụng kiến thức ở trường vào thực tế công việc sau khi tốt nghiệp.

Một số bạn thích chọn trường theo xếp hạng trường nhưng số khác lại tin tưởng vào các xếp hạng ngành. Như vậy xếp hạng trường và xếp hạng ngành cái nào tốt hơn? Phải làm sao để chọn được trường phù hợp nhất với bản thân và nghề nghiệp tương lai? Có thể tóm tắt quá trình này trong vài bước đơn giản nhưng rất cần sự tập trung, đầu tư thời gian tìm hiểu thông tin của các tân du học sinh chứ không chỉ đơn giản dựa dẫm hoàn toàn vào các chuyên viên tư vấn.

1. Xác định mục đích sau khi tốt nghiệp

Điều đầu tiên và cơ bản nhất là cần phải xác định mục tiêu cá nhân. Trong hồ sơ xin nhập học, các trường tại Anh cũng đều yêu cầu sinh viên phải viết bài tự giới thiệu bản thân. Các bạn phải nêu rõ định hướng tương lai cũng như ngành học mình lựa chọn thông qua bước này. Hãy tập trung hết sức vào điều đó, bạn cần biết rõ bạn muốn trở thành giảng viên Đại học, học lên Tiến sĩ hay làm việc tại một tổ chức, công ty nào đó. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn nhìn nhận được trường Đại học nào phù hợp với bản thân mình hơn cả.


2. Lấy tất cả thông tin cần thiết

Hãy thu thập tất cả thông tin bạn cần về các trường Đại học, càng nhiều càng tốt. Cũng như hãy tận dụng tất cả nguồn mà bạn có thể tiếp cận: trung tâm tư vấn du học, bạn bè đã hoặc đang học tại Anh, các diễn đàn du học sinh Việt Nam và cả diễn đàn sinh viên nước ngoài, quan trọng nhất là Internet. Hãy sử dụng những lợi thế của công nghệ để phục vụ tốt nhất cho mục đích du học của bạn. Việc có được thông tin về các trường, các khóa học rất quan trọng, càng nhiều thông tin bạn càng có nhiều lựa chọn và sẽ dễ dàng chọn được trường phù hợp với mình hơn. 



Hiện nay có rất nhiều đại diện chính thức của các trường học Anh tại Việt Nam, có nhiệm vụ tư vấn chọn trường miễn phí cho sinh viên có nhu cầu du học, hãy cho họ biết ngành học và khả năng tài chính của bạn, bạn sẽ dễ dàng có trong tay thông tin của 6-8 trường phù hợp. Sau đó hãy đọc kỹ từng khóa học để xem bạn yêu thích những môn học nào hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các sinh viên đã từng học khóa học đó.

3. Mẹo nhận biết Đại học truyền thống và Đại học thực hành

Đây là bước cuối cùng và cũng là quan trọng nhất. Khá nhiều bạn du học sinh đều không hiểu sao khóa học của mình lại quá nhiều lý thuyết hoặc quá ít nghiên cứu. Đó là vì khi chọn trường, các bạn đã bỏ qua thông tin về hai loại trường Đại học tại Anh. Đa số các trung tâm tư vấn cũng không đề cập đến vấn đề này nên đôi khi một số bạn chọn được trường ưng ý là do may mắn.

Theo định nghĩa chung thì có hai loại trường phổ biến nhất tại châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng là trường Đại học truyền thống và trường Đại học thiên về thực hành.

- Trường Đại học truyền thống: Theo kinh nghiệm truyền miệng của du học sinh tại đây, những trường có tên theo dạng “University of ABC” (ABC có thể là tên Thành phố, ví dụ: University of Birmingham, University of Reading) là trường truyền thống. Đây là những học viện lâu năm thiên về nghiên cứu, có nhiều công trình học thuật được chứng nhận. Do đó trường cũng được xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng trường. Các chương trình học tại đây đi sâu vào lý thuyết, học thuật và nghiên cứu, rất phù hợp cho những bạn muốn giảng dạy tại Đại học, nghiên cứu sâu thêm chuyên ngành mình học hay học lên tiến sĩ sau khi tốt nghiệp. Nền tảng lý thuyết của những khóa học này được xem là hoàn chỉnh và rất vững vàng.


- Trường Đại học thiên về thực hành: Cũng theo các du học sinh, những trường mang tên “ABC University” (ví dụ: Aston University, Newcastle University) là những trường chú trọng tính thực tế. Các chương trình sẽ chủ yếu dựa trên tính thực hành nhiều hơn là nghiên cứu, đòi hỏi sinh viên không chỉ hiểu về lý thuyết mà còn phải bắt tay vào các công trình, dự án để trải nghiệm thực tế nhiều nhất có thể. Trường cũng khuyến khích các hình thức làm dự án tốt nghiệp hoặc đi thực tập để sinh viên hiểu được môi trường làm việc là như thế nào. Những cơ sở giáo dục này rất phù hợp cho những bạn mong muốn làm việc trong một tổ chức, công ty sau khi về nước. Đây thường là những trường còn trẻ, xếp hạng trường có thể không cao nhưng xếp hạng theo ngành khá tốt.

Tuy nhiên, việc chọn trường nào không mang tính chất quyết định tuyệt đối đến thành công trong tương lai của bạn, điều đó chỉ giúp tạo được một số lợi thế ban đầu mà thôi. Không phải bất cứ ai học trường Đại học truyền thống đều không thể đi làm tại các tổ chức kinh tế, hoặc ai tốt nghiệp trường chú trọng tính thực hành đều không thể đi dạy hoặc nghiên cứu sâu thêm. Tất cả đều nằm ở chính bạn. Điều quan trọng nhất chính là khả năng nắm bắt kiến thức và biến nó thành công cụ hữu ích phục vụ cho nghề nghiệp sau này của từng cá nhân.

Chú ý: Đại học đồng thời có xếp hạng trường và ngành cao
Nên chú ý đến trường và ngành có xếp hạng cao vì đây là minh chứng cho tính hiệu quả của chương trình học mà bạn chọn cũng như tỉ lệ sinh viên có được việc làm sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi trường dù đào tạo đa ngành nhưng đều có thế mạnh về các ngành nghề nhất định. Do vậy các bạn du học sinh tương lai cũng nên tập trung tìm hiểu xem trường nào dạy tốt ngành nghề mình chọn nhất. Có như vậy các bạn mới có thể đạt được sự yêu thích trong học tập cũng như tận dụng tốt nhất khoản tiền đầu tư của gia đình.

Các bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng các trường Đại học và ngành học của Anh  tại đây.

✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com





Đăng nhận xét

TRẢ LỜI MỘT SỐ THẮC MẮC CHO CÁC BẠN HỌC IELTS

0 nhận xét
Chia sẻ của Ngọc Bách | IELTS 8.0 | L 8.5 - R 8.0 - S 7.5 - W 8.0

1. Học hỏi kinh nghiệm thi IELTS từ các cao thủ như thế nào?

Trước khi bắt tay vào học IELTS, chắc bạn nào cũng bắt đầu bằng việc google học hỏi kinh nghiệm thi IELTS từ các cao thủ. Kinh nghiệm của mình là bạn nên chọn kinh nghiệm học IELTS của bạn nào đã đạt mục tiêu điểm của bạn trở lên (có thể không phải IELTS 8.0 hay IELTS 9.0) và có trình độ lúc bắt đầu học IELTS GIỐNG bạn. Điều này rất quan trọng.

Hồi trước, khi bắt đầu google kinh nghiệm học IELTS. Mình rất hào hứng khi đọc được “kinh nghiệm IELTS 8.0 trong 2 tuần”, “Listening 9.0 hay Speaking 8.0 dù chỉ học 1 tuần trước khi thi”. Lời khuyên của các cao thủ này phần lớn là “xem phim, xem BBC, CNN. Đọc truyện, tiểu thuyết tiếng Anh. Cố giao tiếp với người nước ngoài thật nhiều. Học tiếng Anh với niềm đam mê, sở thích. Speaking cố gắng nói tự tin, trôi chảy…”. Liếc qua profile của các cao thủ, thấy toàn là Olympic tiếng Anh toàn quốc cấp 2, 3, học sinh giỏi, chuyên Anh, or đã ở Anh, Mỹ 3-5 năm, học trường quốc tế, ở khu Tây… Với các bạn ấy, đơn giản là trước khi thi IELTS tiếng Anh đã giỏi quá rồi nên chỉ cần xem qua format thi một chút là thi điểm cao ngay.

Kinh nghiệm của các bạn đấy đương nhiên là rất đúng (với bản thân các bạn ấy). Chỉ có điều với thằng tiếng Anh trước đây không vững như mình nên chả áp dụng được gì từ các kinh nghiệm đó cả. Ở đây mình có tổng hợp một số kinh nghiệm thi IELTS từ các bạn đạt kết quả tốt (nhiều bạn trong đó xuất phát điểm trước khi thi IELTS cũng bình thường, chỉ tầm 5.0), mọi người có thể tham khảo.

Link download tổng hợp kinh nghiệm học IELTS từ các cao thủ (có mấy update mới của những bạn học sinh mình đi thi gần đây): https://www.mediafire.com/?fgkp3d638kr8400 

(...)
P/S: những kinh nghiệm kiểu như “đạt 7.0 cùng trung tâm X” , “7.5 trong 2 tháng cùng trung tâm Y”, “8.5 quá đơn giản với 2 tháng học ở Z”..., bỏ qua luôn đi nhé!


2. Em còn abc tháng nữa, liệu em có thể đạt IELTS 6.5/7.5/8.0+ không?

Rất nhiều bạn hỏi những câu như thế này. Câu trả lời phụ thuộc vào bạn là chính chứ không ai trả lời giúp bạn được. Lời khuyên của mình là cố gắng chọn cho mình một phương pháp học phù hợp (bạn có thể tham khảo phương pháp học của mình) và dành thời gian tập trung ôn luyện (thay vì lên mạng hỏi những câu như vậy) thì kết quả tốt nhất sẽ đến với bạn.

3. Học thầy cô, trung tâm nào thì em có thể đạt IELTS 6.5/7.0/8.0+

Cá nhân mình nghĩ trừ những trường hợp lừa đảo ra, thầy cô nào cũng tốt. Đã mở lớp dạy ít nhất là họ có nhiều cái mà bạn có thể học hỏi, chủ yếu là bạn thấy phù hợp với thầy, cô trung tâm nào? Thầy cô, trung tâm tốt sẽ giúp bạn có được phương pháp học tập phù hợp, giúp bạn đạt được kết quả nhanh hơn. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả tốt nhất, bạn phải thật chăm chỉ. Nếu không, có Simon, Mat Clark cùng dạy cho bạn cũng chả lên nổi đâu.



4. Câu hỏi về phương pháp chép chính tả: 
- Muốn lên trình nghe nói có thực sự phải áp dụng phương pháp đau khổ này? 
- Có rất nhiều cao thủ IELTS Speaking 9.0 IELTS listening 9.0 chỉ xem phim, các show truyền hình vẫn điểm cao đấy thôi?

Nhiều bạn sinh viên đến hay hỏi mình câu này. Mình chỉ hỏi lại là “Thế bao giờ em thi?”
Nếu bạn nào trả lời còn lâu “ví dụ 6 tháng, 1 năm nữa” mình thường khuyên mọi người xem phim, show truyền hình thay vì ôn chép chính tả IELTS ngay làm gì cho mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu còn tầm dưới 4 tháng nữa và bạn muốn đẩy trình Listening lên nhanh nhất có thể thì khuyên chân thành các bạn HÃY NGHE CHÉP CHÍNH TẢ.

Phương pháp này mình và nhiều học sinh của mình đã áp dụng và đạt kết quả rất tốt. Nhiều thầy giáo bản xứ cũng khuyên các bạn nên áp dụng phương pháp này. Xem tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=E-ZQdMCLqQY

“IELTS Listening Advice: transcribing
A good way to work on your listening is by transcribing what you hear. Transcribing means writing down the full text of a recording. You might find it difficult and laborious, but this is the kind of hard work that pays off in the end.
Try transcribing last week's recording or a section of a real test in one of the Cambridge books. Imagine how quickly your listening would improve if you did a short transcription every day!”
(Thầy Simon – ielts-simon.com)

5. Học IELTS Writing theo kiểu form thì công thức, mất đi vẻ đẹp, tính sáng tạo của Writing?

Cái này thì mỗi người một quan điểm. Với mình, IELTS chỉ là một kỳ thi với những tiêu chí chấm thi của nó. Đánh giá năng lực tiếng Anh qua bằng IELTS là tương đối không chính xác. Tuy nhiên, với nhiều người nó là chìa khoá để mở cánh cửa đi tới một bước ngoặc mới trong cuộc đời như du học, thăng tiến trong công việc, định cư. Nó thực sự quan trọng.

Do vậy, mình luôn cố gắng tìm phương pháp nào thật đơn giản, dễ áp dụng nhưng giúp các bạn đạt được mục tiêu IELTS nhanh chóng, hiệu quả. Còn về lâu dài, nếu các bạn muốn phát triển tiếng Anh tự nhiên nên xem phim, show truyền hình nước ngoài và đọc báo, đọc truyện nước ngoài. Mà nhanh nhất là lấy chồng haowcj vợ nước ngoài luôn ấy, lên siêu nhanh.

6. Học Writing không có người chữa bài?

Chú ý rằng không phải cứ viết nhiều mà điểm bạn tốt lên được đâu. Trong IELTS Writing, muốn điểm cao bạn phải viết bám vào 4 tiêu chí chấm thi thì mới điểm cao được. Nếu không đi học mà tự học viết ở nhà, hãy dành thật nhiều thời gian tìm hiểu phương pháp viết nào phù hợp rồi hãy viết bài.

Có mấy phong cách viết sau, bạn có thể bắt chước:
3) Kênh Youtube hướng dẫn Writing của thầy Ryan, một giám khảo người bản xứ hiện đang dạy tại Trung Quốc: https://www.youtube.com/user/EnglishRyan 
4) Mat Clark

Writing task 1 (new oriental): Sách gồm các bài mẫu Writing task 1 của Mat Clark, thích hợp cho các bạn muốn học viết theo phong cách Mat Clark

Writing task 2 – Mat Clark 

Chữa bài Writing, có thể chữa ở một số nguồn sau
(Trang web chữa writing miễn phí của hội luyện thi IELTS trên scholarshipplanet.)
(Dịch vụ chữa của ielts-blog, 50k/1 bài, có chữa và cho điểm nhưng ít nhận xét 4 tiêu chí)
(Dịch vụ chữa của thầy giám khảo Mike. 30$/4 bài. Có chữa và nhận xét 4 tiêu chí)

7) Nên dùng sách gì? Tài liệu gì?

Hiện tại, bạn có thể thấy có rất nhiều các page về học IELTS. Số lượng tài liệu share trên các page rất nhiều. Mình thấy là các page có sách gì mới là rất nhiều bạn vào like share điên đảo. Rất nhiều bạn có một bộ sưu tập sách IELTS ở nhà, cả kho dữ liệu mấy chục GB học tiếng Anh trong máy tính ( nhưng chả động đến bao giờ).

Kinh nghiệm là sau khi học hỏi kinh nghiệm từ các cao thủ, các bạn chọn lấy 1 bộ sách nhất định và làm thật kỹ trong sách đấy là ok. Down lắm về mà không dùng thì chẳng có tác dụng gì đâu.

Bộ tài liệu mà mình thường khuyên học sinh mình học đó là tips thì học tips của thầy Simon. Bài tập làm ở đây. Chấm hết! Không đọc với làm thêm sách nào nữa.

1) Bộ đề huyền thoại Cambridge 1-9

2) The Official Cambridge Guide to IELTS [FULL] DVD & PDF bản đẹp

3) Bộ Actual Reading
Pass giải nén: mycheapestsource (Link down này được cung cấp từ nguồn: IELTS SHARE (IS)

4) Còn bộ Actual Listening và Actual Speaking nữa 
- Actual Speaking
Pass unrar: ieltsshare. Nguon: IELTS share .

- Actual Listening:
https://drive.google.com/file/d/0B2I7oS9bVw2pWmRBVmZOTG1sTEk/edit


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com





Đăng nhận xét

TẠI SAO NÊN ĐI WALES DU HỌC?

0 nhận xét
Bài viết của Linh Đặng

Chất lượng giáo dục đào tạo ở xứ Wales luôn được bảo đảm tuyệt đối. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng cho các du học sinh. Ba người được nhận giải Nobel hiện đang giảng dạy tại các trường đại học xứ Wales. Bất kì chuyên ngành nào cũng có thể tìm thấy ở xứ Wales và đặc biệt là các chương trình đào tạo đều được thiết kế để giúp cá nhân hóa cho nhu cầu và khả năng mỗi sinh viên.

Nền văn hóa 3.000 năm lịch sử

Đây là miền đất giao thoa giữa những di sản văn hóa, phong cách kiến trúc xuyên thời gian. Ở thủ đô Cardiff, bạn có thể sẽ nhìn thấy ngay cạnh 641 lâu đài xứ Wales là những tòa nhà cách tân, hoàn toàn mới mẻ.


Quê hương của nhiều ý tưởng sáng tạo

Xứ Wales là nơi sinh ra và lớn lên của rất nhiều tài năng được thế giới ngưỡng mộ. Từ nhà thiế tkế Julien Macdonald đến diễn viên Sir Anthony Hopkins và tác giả truyện thiếu nhi Roald Dahl đều là những người con ở đây.


Sự nhiệt tình của người dân bản địa

Toàn dân xứ Wales nói tiếng Anh, trong đó có 20% dân số còn lưu giữ tiếng địa phương của xứ sở này. Đặc điểm của người xứ này là họ rất cởi mở, nhiệt tình và sẵn sàng giúp bạn khi cần.


Học tập ở Môi trường xanh

Xứ Wales rất giàu tài nguyên và người dân biết điều đó. Thế nên họ vô cùng tự hào và luôn góp phần vào không gian xanh này. Theo World Wildlife Fund (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên), thành phố Newport ở xứ Wales được vinh danh là thành phố xanh nhất Vương quốc Anh. Đại học Newport thậm chí còn là trường đi đầu trong việc thành lập cơ sở chuyển hóa dầu ăn đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học. Hiện nay, xứ Wales đang trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ bền vững trong năng lượng tái tạo, nguyên liệu, bảo tàng và nuôi trồng thủy sản.





Đất nước của 1.200km đường bờ biển

Cảnh biển ở xứ Wales đã trở thành vẻ đẹp chỉ nơi đây mới có. Người dân và sinh viên học tập tại đây sẽ được tận hưởng ba công viên quốc gia và gần 1.200 km đường bờ biển với những cảnh tượng hùng vĩ.


Điều kiện học tập tiết kiệm cho sinh viên

Các cơ sở giảng dạy đều được đặt ở trung tâm thành phố hoặc thị trấn để đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Vì thế, bạn sẽ không phải tốn nhiều tiền cho việc di chuyển cũng như thời gian đến trường. Hệ thống giáo dục sau phổ thông tại xứ Wales có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành nghề tại địa phương.


✉  Sưu tầm và chia sẻ bởi MAISIE UK EDUCATION
Email: edu@maisie-uk.com
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Tư vấn online Y!M: Mue.bolton | Skype: MUE Bolton hoặc Bolton MUE
Thông tin tham khảo: www.maisie-uk.com






Đăng nhận xét