1. Giấy tờ
- Giấy tờ tùy thân: Passport, Drive license
- Letter of offer: giấy này được trường cấp khi sinh viên còn ở
Việt Nam
- Reference Letter: các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn (bằng
tiếng Anh nếu có), có thể dùng để tăng cơ hội xin việc làm thêm
- Địa chỉ, số điện thoại của nhà ở sắp tới và bất kì người
quen nào, nên viết ra giấy đề phòng điện thoại hết pin hoặc không sử dụng
được.
- Địa chỉ của trường
2. Sách vở và đồ dùng học tập
- Sách: Không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Tuy
nhiên nếu cần phải sang để học Tiếng Anh thì có thể mang theo một vài cuốn thật
sự hữu ích.
- Từ điển: Anh Anh, Anh Việt và chuyên ngành hoặc Kim Từ điển
cho gọn nhẹ.
- Dụng cụ học tập: Mang theo vài cuốn vở (Không cần nhiều vì nội
dung bài giảng đã có sẵn trên mạng của trường chỉ việc in ra; thước kẻ, bút,
bút chì, gài giấy, bút dạ quang (rất hữu dụng để đánh dấu nội dung quan trọng
trong khi học), giấy ghi chú…
- Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt.
- Máy tính cá nhân: rất cần thiết khi dùng để làm bài tập. Nên
mua những loại thông thường để được phép mang vào phòng thi như Casio fx 500A.
3. Đồ dùng cá nhân
- Quần áo cá nhân: càng nhiều càng tốt tùy theo ý thích. Thực ra bạn có thể mua nếu
biết chỗ và vào mùa sale sẽ ko đắt lắm và có nhiều đồ đẹp. Tuy nhiên
nếu đồ không nặng và quần áo đang có sẵn thì nên mang.
- Quần áo ấm: áo len, áo gió, khăn quàng cổ đủ để thay đổi và
đủ ấm.
- Tất/vớ: càng nhiều càng tốt, ở Việt Nam chủng loại phong phú
hơn và rẻ hơn rất nhiều.
- Giày dép: rất quan trọng vì bên này phải đi bộ rất nhiều.
Nên mua ít nhất 2 đôi giày thể thao, giày bệt loại tốt, dép lào được dùng nhiều
vào mùa nóng + 1 đôi dép đi trong nhà. Các bạn nữ có thể mang dự phòng giày cao
gót có thể có lúc dùng tới khi phải mặc đầm, váy, áo dài... trong những buổi tiệc, buổi lễ trang trọng.
- Mắt kiếng
Kính cận: nên đo mắt mà mang phòng thêm ít nhất 01 bộ kính nếu bạn bị cận. Mang
theo cả đơn kính.
Kính mát: có thể đem theo vài cái sử dụng khi đi biển.
- Sức khoẻ
Răng: kiểm tra lại răng, trám răng nếu cần.
Thuốc thang: cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốc nhỏ mắt,
nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin… đủ dùng cho 01 năm nếu bạn nào thường xuyên cần đến
những thứ đó. Nên mang theo Salonpas giảm đau đề phòng ko quen khi đi bộ bị đau
chân thời gian đầu.
- Tài sản giá trị
Tiền: tùy theo nhu cầu mỗi người nhưng cần mang đủ dùng trong thời gian đầu
chưa có tài khoản ngân hàng và cần xài tiền mặt. Lưu ý
là Hải quan Việt Nam hạn chế số ngoại tệ mang ra khỏi đất nước. Nên mang một
ít tiền Việt để đến lúc về Việt Nam nếu chưa liên lạc được với gia đình người
thân ra đón thì có sẵn tiền đi taxi về nhà.
- Máy ảnh & Laptop
- Điện thoại di động
- Thức ăn
Những đồ ăn được phép mang nên đóng gói cẩn thận, kiếm vài
cái nhãn thật đẹp dán lên để có vẻ là đồ đã qua xử lý cẩn thận không mang theo
mầm bệnh.
Mì, cháo, miến ăn liền: Không nên mang theo quá nhiều chật vali và cũng chỉ dùng được một thời
gian ngắn.
Nếu bạn nào thích nấu ăn thì nên mang theo những đồ phụ gia
nấu ở Việt Nam như bột nêm, hạt nêm, gia vị Knorr rất tiện lợi.
- Một số vật dụng khác
Chăn gối, ga trải giường: nên mang theo vỏ chăn và vỏ gối với những kích thước
thông thường, phần ruột khi đi thuê nhà cũng thường có sẵn hoặc có thể mua nếu
bạn không muốn dùng đồ cũ, mang cả phần ruột sẽ cồng kềnh hành lí. Tuy nhiên có
thể mua chăn mỏng hoặc chăn hơi (để thu gọn lại ko tốn nhiều diện tích trong
vali).
Ổ đổi điện: nếu mang theo đồ điện tử từ Việt Nam, các bạn
sinh viên nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm từ dạng tròn sang chân cắm dẹt chéo
hoặc 3 chân.
Bàn là/Bàn ủi, máy sấy tóc: có thể mua được đồ second hand,
tuy nhiên nếu hành lí không quá nặng có thể mang theo khỏi phải mua khi sang.
Ô/dù: dùng khá nhiều, nên mang loại dù tốt và gọn nhẹ. Không
nên mang áo mưa vì không dùng đến bao giờ.
Nồi cơm điện: Cồng kềnh và nặng, không nên mang. Có thể mua đồ
secondhand của sinh viên dễ dàng. Nếu ở share house thì hầu hết nhà đều có sẵn
nồi cơm điện.
Đồ sinh hoạt cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo
râu, cắt móng tay, gương lược… đủ dùng cho bạn, không thể thiếu khi đi đường
xa.
4. Sắp xếp hành lý
Nên lưu ý khối lượng và số lượng hành lý theo chuẩn của đơn vị bay, nếu quá trọng lượng trên sẽ
phải bỏ bớt đồ sang túi khác. Luật này để bảo đảm sức khoẻ cho các nhân viên
làm việc tại sân bay.
5. Các hướng dẫn khác
Khi đến sân bay, trước hết là làm thủ tục nhập cảnh, sau đấy
sẽ đi lấy hành lý và làm thủ tục hải quan. Cẩn thận nên không trông hộ đồ của
người khác cũng như không rời mắt khỏi hành lý của mình.
Khi làm thủ tục hải quản xong và ra ngoài, nếu chẳng may
không gặp được người đi đón, bạn nên tìm đến Information/Welcome Desk ở đó sẽ
có người giúp đỡ bạn.
.: sưu tầm :.
∴☆∴
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com
Đăng nhận xét