CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI - TRƯỜNG THƯƠNG MẠI LUÂN ĐÔN

0 nhận xét
Trường Thương Mại Luân Đôn (LSC) được Chính phủ Anh công nhận là một trong những học viện giáo dục Đại học đáng tin cậy và uy tín nhất ở Anh, là trường đầu tiên của Anh được cấp chứng nhận Highly Trusted Sponsor bởi Cục biên phòng Anh và đồng thời là thành viên của Hội đồng giáo dục Anh.

Các chương trình đào tạo tại nước ngoài:

1. London: 
Nhận bằng của trường Đại học Cardiff Metropolitan University

+> Khóa MBA và MSc International Tourism & Hospitality Management (12 tháng): 4,950 GBP (học phí gốc: 6,950 GBP)
Y/c: IELTS 6.0 (các kỹ năng tối thiểu 5.5); tốt nghiệp Đại học và có kinh nghiệm làm việc.

+> Khóa Đại học BA (Hons) Business Studies (2 năm): 8,950 GBP / 2 năm (Học phí gốc: 12,950 GBP)
Y/c: IELTs 5.5 (các kỹ năng tối thiểu 5.5); đang học năm thứ 1 ĐH tại Vietnam.

+> Khóa Dự bị Đại học (1 năm): 3,950 GBP (học phí gốc: 4,950 GBP)
Y/c: IELTS 5.0 (kỹ năng writing tối thiểu 4.5); Học xong lớp 11 và đủ 18 tuổi, dưới 22 tuổi.

+> Khóa tiếng Anh đi theo dạng Visitor Visa 6 tháng: 1,950 GBP.

Chi phí thuê nhà và sinh hoạt: 500-700 GBP/1 tháng (bao gồm 350 GBP thuê nhà, 200 GBP cho sinh hoạt). 
2. Malta: 
Nhận bằng của trường Đại học Anglia Ruskin University

+> Khóa MBA (12 tháng): 6,950 EUR (có thể xin học bổng thêm tùy theo từng TH)
Y/c: IELTS 6.0 và chấp nhận cả IELTS hết hạn. Nếu SV chưa đủ IELTS thì có thể học 1 khóa TA để luyện thi IELTS trước tại trường.

+> Tiếng Anh:
4 tháng: 1,950 EUR
8 tháng: 2,950 EUR
12 tháng: 3,950 EUR
Y/c: IELTS 4.5 (kể cả đã hết hạn), với những SV chưa có IELTS hoặc IELTS thấp hơn 4.5 sẽ qua phỏng vấn điện thoại trước khi nhận vào học. SV khi học xong khóa tiếng Anh có thể gia hạn Visa ngay tại Malta để học tiếp 1 khóa tiếng Anh hoặc khóa MBA mà không cần phải quay về VN để xin Visa.

Chi phí thuê nhà và sinh hoạt: khoảng 850 EUR / 1 tháng (bao gồm 600 EUR thuê nhà, 250 EUR sinh hoạt).

3. Malaysia:
Nhận bằng của trường Đại học Cardiff Metropolitan University

+> Tiếng Anh:
8 tháng: 7,950 RM
12 tháng: 9,950 RM
Y/c: không yêu cầu IELTS, SV sẽ sang Malaysia để làm 1 bài test xếp lớp.

+> Dự bị Đại học (1 năm): 9,500 RM
Y/c: Hoàn thành lớp 11, đủ 18 tuổi. IELTS 5.0 (kỹ năng writing ít nhất 4.5) chấp nhận cả IELTS đã hết hạn. Nếu SV chưa có IELTS thì có thể làm 1 bài test để xét duyệt.

+> Đại học 3 năm: 19,950 RM (2 năm đầu) + 2,950 GBP (năm cuối)
2 năm học tại Malaysia và 1 năm học tại London: SV tốt nghiệp PTTH, IELTS 5.5 (các kỹ năng ít nhất 5.5) chấp nhận cả IELTS hết hạn. Nếu SV chưa có IELTS thì có thể làm 1 bài test để xét duyệt.
3 năm học tại Malaysia: SV tốt nghiệp PTTH, tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

+> MBA 12 tháng: 24,950 RM
Y/c: Tốt nghiệp Đại học, tiếng Anh tương đương IELTS 6.0

Chi phí thuê nhà và sinh hoạt: khoảng 400 USD / 1 tháng (bao gồm 200 USD tiền thuê nhà, 200 USD tiền sinh hoạt).


Đăng nhận xét

NHỮNG THẮC MẮC KHI HỌC MBA

0 nhận xét
MBA là gì?
Có thể nói về cơ bản MBA là một bằng cấp chứng nhận bạn là người có khả năng để quản lý công ty hiện đại. Chứng chỉ MBA xuất phát từ Mỹ, nhằm đáp ứng tìm kiếm những cách tiếp cận khoa học đối với việc quản lý và phong cách lãnh đạo doanh nghiệp của các công ty Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20. Để MBA thật sự có giá trị khi bản thân mỗi người học nên liên tục bổ sung, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trong quá trình học mà phải trong suốt quá trình phát triển công việc (kinh doanh, quản lý), nghề nghiệp của mình. Vì không có tinh thần duy cập nhật và bổ sung kiến thức thường xuyên và không theo kịp các chuẩn mực quốc tế, thì chứng chỉ MBA sẽ trở nên lỗi thời và vô ích.

Ai có điều kiện để tham gia khóa học MBA
Hầu hết các trường đưa ra tiêu chuẩn tuyển sinh đều yêu cầu học viên phải có bằng Đại học loại khá ở bất kỳ chuyên ngành nào và thêm vào đó là 3 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường doanh nghiệp. - Có trường hợp, một số trường vẫn chấp nhận sinh viên chưa tốt nghiệp Đại học nhưng sẽ yêu cầu học viên phải thể hiện được năng lực xuất sắc của mình khi đối mặt với những thử thách và khó khăn trong công việc. Do vậy bất cứ kinh nghiệm làm việc nào cũng rất quý giá dù chỉ là công việc làm thêm cuối tuần. - Một điều không thể không nhắc đến, đó chính là ngoại ngữ - Tiếng Anh. Các học viên có sử dụng Tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn. Vì vậy, các học viên nên chuẩn bị cho mình tấm bằng chứng nhận khả năng Tiếng Anh của mình đó là phải đạt IELTS 6.5 hoặc TOEFL 580 trở lên mới đủ điều kiện theo học.

Cấu trúc chương trình học MBA như thế nào?
Thời gian học: Thông thường chương trình MBA có thể kéo dài từ một đến hai năm tùy vào từng trường Đại học. Do các chương trình MBA rất phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin ở trên các kênh (Sách giới thiệu về trường, trang web,...).

Học phí: Học phí chương trình MBA cũng rất khác nhau, dao động từ £5.500 đến £68.000. Khi lựa chọn, bạn cẩn thận xem xét về nội dung chương trình, giáo viên giảng dạy, môi trường học tập, cách thức liên lạc…Đặc biệt để an tâm theo học nên chọn những chương trình đã được công nhận về chất lượng giảng dạy.



Ưu điểm và nhược điểm của chương trình MBA
Nhằm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, dưới đây một số ưu và nhược điểm của khóa học này.

Ưu điểm
  • Chương trình MBA giúp học viên học hỏi thêm được nhiều kiến thức về rất nhiều chuyên môn.
  • Những kiến thức này giúp cho học viên có một background để có điều điện cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay. Với MBA, học viên có thể tìm cho mình vị trí cao trong công ty cũng như có lương và thưởng cao.
  • Giúp bạn dễ dàng tiếp cận công việc kinh doanh được tốt hơn.
  • Có khả năng áp dụng linh hoạt các kỹ năng đã được học vào nhiều loại hình công việc kinh doanh như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định,…
  • Việc tham gia vào các chương trình MBA còn tạo ra những cơ hội giao lưu gặp gỡ và tạo các mối quan hệ tiềm năng với nhiều người mà tương lai nắm giữ các vị trí quan trọng trong công ty và kinh doanh. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo lập mối quan hệ làm ăn về sau.
  • Lấy tấm bằng MBA không chỉ đơn thuần là để có thể tìm việc dễ dàng hơn hay là để có một mức lương cao hơn những người khác, nó còn cung cấp cho bạn những kĩ năng cần thiết để khởi sự doanh nghiệp riêng nếu bạn có tham vọng.

Nhược điểm
  • Học phí các chương trình MBA thường rất cao nhưng nó lại không tỉ lệ thuận với mức lương của bạn sau này đâu. Không có gì đảm bảo chắc chắn bạn sẽ nhận được một công việc có mức lương cao như kỳ vọng.
  • Các khoá học MBA thường có chương trình học khá nặng. Thời gian học thường không linh hoạt như một số khoá học khác, do vậy đòi hỏi mức độ chuyên tâm vào việc học cao hơn.
  • Không dễ dàng để bạn có thể quen với môi trường học tập nhất là môi trường học tập đòi hỏi sự tập trung cao độ sau một thời gian đi làm.

Chia sẻ kinh nghiệm học MBA ở nước ngoài

Chuyện học không quá khó, tất cả giáo trình giảng dạy đều bằng tiếng Anh và giảng viên giảng bài cũng bằng tiếng Anh. Nhưng tiếng Anh ở đây phần lớn được sử dụng theo Anh văn thương mại, gồm nhiều từ, cụm từ và cấu trúc câu được thể hiện trong môi trường kinh doanh. Tốc độ giảng bài cũng như quá trình thực hiện các bài tập tình huống diễn ra rất nhanh trên lớp. Các lý thuyết về kinh tế mà bạn đã được giảng dạy ở bậc đại học sẽ không được nhắc lại. Giảng viên lớp MBA xem các kiến thức đó là bạn phải thuộc “làu làu” vì họ sẽ giúp bạn phát triển ý tưởng cũng như giải quyết tình huống ở mức độ cao hơn, sâu hơn, rộng hơn dựa trên những lý thuyết căn bản đó. Không khí buổi học trong lớp MBA là một không khí mở. Nghĩa là mọi người đều phải cùng đóng góp ý kiến với nhau, cùng đặt câu hỏi, cùng trả lời để giải quyết và mở rộng vấn đề ra. Lớp sẽ thường có những bài thảo luận nhóm, thuyết trình (thường là powerpoint), trong đó giảng viên sẽ rất chú trọng đến khả năng thuyết trình và trả lời câu hỏi của từng cá nhân. Giảng viên sẽ đánh giá năng lực của bản trên khả năng thuyết trình, nên để học MBA thành công bạn nên mạnh dạn chia sẻ quan điểm của mình. Giáo trình để học và nghiên cứu thường không bị bắt buộc. Tuy nhiên, giảng viên sẽ giới thiệu cho các bạn những tài liệu tham khảo thiết thực nhất, có chọn lọc, nội dung được nhiều người quan tâm mà có liên quan đến môn học. Bạn nghiên cứu càng nhiều tài liệu ở thư viện, trên mạng và tìm nhiều thông tin thiết thực, chính xác thì bạn càng được đánh giá cao và những bài luận của bạn sẽ đạt điểm cao. Cần phải có riêng cho mình 1 chiếc máy tính xách tay để sử dụng trên trường, trong lớp hay đi làm bài nhóm. Nếu có được 1 máy chụp hình kỹ thuật số cá nhân thì sẽ tốt hơn, vì có khi bạn sẽ sử dụng để ghi lại những hình ảnh thực tế mà có liên quan hay làm tăng khả năng thuyết phục bài thuyết trình của bạn. Tập tính kiên nhẫn, chịu khó, ham tìm tòi, học hỏi không chỉ trong sách vở, tài liệu, trên mạng mà còn phải biết cách tìm hiểu, vận dụng với thực tế tại xã hội mà mình sẽ học tập tại đó. Độ tuổi thích hợp nhất để học tốt chương trình MBA là từ 25 tuổi trở lên, với ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc. Bạn không nên học MBA khi vừa mới tốt nghiệp cử nhân hay kinh nghiệm làm việc còn ít. Học MBA ở nước ngoài không khó, cái khó là bạn hiểu được và thực hành đúng phương pháp học mà thôi.

.: Theo khaigiang.vn :.


Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com



Đăng nhận xét

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP - NGÀY HỘI BÁCH KHOA

0 nhận xét
Chương trình HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP là cầu nối cho sinh viên và các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, ngày hội cũng mang đến những hoạt động có tính định hướng, tư vấn, tương tác và sáng tạo về nghề nghiệp cho thanh niên trên con đường mở lối hành trang vào đời.

Đặc biệt vào ngày 4/10 tại ngày hội việc làm Đại Học Bách Khoa, trong khuôn khổ chương trình “Hành Trình Khởi Nghiệp” sẽ diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Tranh Biện Khởi Nghiệp” - một cuộc thi đấu ngôn dành cho đông đảo thanh niên trên toàn quốc. Tại đây, 24 đội chơi sẽ đấu trí để đối thoại, tìm hiểu sâu về các vấn đề xoay quanh khởi nghiệp và tìm việc; từ đó giúp họ có định hướng tốt về nghề nghiệp trong tương lai. Kéo dài hơn 1 tháng với 56 trận đấu ngôn nảy lửa, 4 đội ở mỗi miền Bắc – Nam đã được lựa chọn để tiếp tục tranh tài ở bán kết – chung kết diễn ra tại chương trình Hành trình Khởi nghiệp vào ngày 4/10 tại TP.HCM.



Ngoài ra tham gia chương trình, bạn sẽ có cơ hội được tham gia bốc thăm học bổng tiếng Anh gồm 3 đợt: 9h30, 11h00, 14h00

Địa điểm: tại sân khấu A2

Nội dung chương trình:
- 8h00: Workshop “viết CV bằng tiếng Anh” và “nhập môn về tranh biện”.
- 9h00: Lễ khai mạc
- 10h00: Trò chuyện cùng chuyên gia (Trịnh Thanh Huy, CEO Cty BĐS Bình Thiên An)
- 14h00: Workshop chủ đề “Chuẩn bị tâm lý bước vào cuộc sống công việc”
- 15h00: Chung kết “Giải đấu Tranh biện Khởi nghiệp”
Nghề nghiệp và định hướng cho tương lai - nên chọn công việc nào cho phù hợp với sở thích và khả năng bản thân? Có nên theo đuổi đam mê và làm gì để theo đuổi nó? Làm trái ngành có được không? Tất cả sẽ được giải đáp và tranh luận sôi nổi trong trận chung kết "Giải đấu Tranh biện Khởi nghiệp"
- 16h00: Giao lưu cùng nhóm nhạc Bee.T và trao giải thưởng.

Quá hấp dẫn đúng không nào, vậy đừng bỏ lỡ chương trình "Hành Trình Khởi Nghiệp" tại Ngày Hội Việc Làm ĐH Bách Khóa các bạn nhé.

.: Theo Intership :.

∴☆∴
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU HỌC: THÀNH PHỐ LỚN HAY THÀNH PHỐ NHỎ

0 nhận xét
Du học ở thủ đô hay về tỉnh, trụ lại các thành phố lớn hay những thị trấn nhỏ, là câu hỏi mà bạn có thể sẽ đặt ra khi lựa chọn điểm đến. Cùng lí giải về đặc điểm của mỗi điểm đến nhé.

Những lí lẽ chọn lựa

Trước khi lựa chọn điểm đến du học, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ rất nhiều về điểm đến vì điều này liên quan trực tiếp tới tình hình tài chính, bản thân chương trình học và động lực học hành của bạn. Mức phí thuê nhà ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở các khu trung tâm, tất nhiên sẽ đắt đỏ hơn so với thuê nhà ở các thành phố nhỏ. Chưa kể đó cũng là những nơi sẽ tốn của bạn nhiều chi phí đi lại, vui chơi giải trí hơn.



Kế đến, chương trình học hay phong cách sống cũng là hai điều bạn nên lưu ý. Dù bạn có mê cuộc sống đô thị đến mấy mà chương trình học lại chỉ được giảng dạy ở thành phố nhỏ thì bạn cũng chẳng có lựa chọn nào khác (chẳng hạn như những ngành học gần gũi với thiên nhiên, cần nhiều không gian như trang trại, hầm mỏ). Hoặc, trong trường hợp bạn là một người chỉ thích sống ở những nơi phong cảnh hữu tình, nhịp sống yên bình chậm rãi, thì dĩ nhiên những xô bồ nơi thủ đô chẳng phải là điểm đến lí tưởng.

Vì thế, để có thể đưa ra được lựa chọn thích hợp, bạn cần đặt ra cho mình những tiêu chí ưu tiên – tài chính, nguyện vọng và bản thân nội dung chương trình học. Tất nhiên mỗi người cũng sẽ có những lí do này hay lí do khác để chọn học một nơi nào đó và tự họ cũng đã có những lí giải riêng mình. Ví dụ có người chọn học ở Hà Lan vì mê đội tuyển bóng đá nước này, có kẻ lại học ở Tây Ban Nha để có thể luyện tập ngôn ngữ này, mà cũng có người chọn tới Thuỵ Sĩ vì một nửa trái tim đang du học ở đó chẳng hạn.

Nói về thành phố lớn

Dù là thành phố lớn hay thị trấn nhỏ cũng sẽ có những thuận lợi/hạn chế riêng. Dĩ nhiên là những siêu đô thị như Berlin, Paris, London, New York sẽ là địa điểm mơ ước của những con người thành thị. Việc học ở những thành phố lớn như vậy sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng hơn với thế giới và phần còn lại của đất nước, bởi đây là nơi được ưu ái nhất về các vấn đề giao thông, vận chuyển.

Những thành phố này đa phần cũng có một lực lượng nhập cư đông đảo, bao gồm cả các sinh viên quốc tế đến từ mọi miền thế giới, nên hãy yên tâm là bạn sẽ được đắm mình trong môi trường đa văn hoá. Vấn đề khám phá ẩm thực chưa bao giờ đơn giản hơn, khi mà mỗi khu phố lại có thể tìm thấy một nhà hàng, siêu thị chuyên các sản phẩm của đất nước nào đó. Sống ở một nơi bận rộn, bạn sẽ bị sự hối hả của cuộc sống kéo đi. Bất cứ lúc nào cũng có thể giải trí hay theo đuổi những khoá học thú vị.

Tuy nhiên, hạn chế của các thành phố này là sự đắt đỏ của đời sống. Vì giá thuê nhà ở những khu trung tâm quá đắt, bạn sẽ buộc phải tìm đến những nơi ở ngoại thành, và điều này lại ảnh hưởng tới chi phí, thời gian đi lại. Chưa kể các trường Đại học lớn đặt ở trung tâm thành phố thường là những ngôi trường cổ kính, không có ký túc xá riêng, nên bạn sẽ khó lòng tìm được một chỗ trong khu ký túc. Cũng vì sự thiếu đảm bảo về cơ sở vật chất, đôi khi bạn sẽ phải chạy đi chạy lại từ đầu này qua đầu kia thành phố vì các tiết học được giảng dạy ở nhiều nơi rải rác khác nhau.

Một điều bạn cũng cần phải lưu ý nữa đó là phong cách bận rộn có phần lạnh lẽo ở nơi "chốn phồn hoa". Vì ai ai cũng bận rộn nên bạn sẽ khó có cơ hội làm quen kết bạn hay khám phá đời sống văn hoá địa phương. Chuyện, muốn gặp bạn bè cũng phải hẹn hò nhau trước cả mấy tuần mà!

Về các thành phố nhỏ

Nghe nhắc tới các thành phố, thị trấn nhỏ, có lẽ bạn sẽ hình dung ra một cuộc sống có phần tẻ nhạt. Điều này có thể đúng, nhưng chỉ đúng với khoảng thời gian lúc mới sang, khi bạn chưa có nhiều mối quan hệ.

Ở các thành phố nhỏ, người dân thường rất thân thiện, các thầy cô cũng quan tâm nhiều hơn đến sinh viên. Thế nên bạn sẽ có nhiều cơ hội khám phá, làm quen với văn hoá bản địa. Đúng vậy, phải kể thêm một điểm mạnh nữa của thành phố nhỏ đó là sự đông đảo của sinh viên bản địa. Chị Ngô Thị Giáng Uyên (tác giả cuốn "Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương"), người đã từng sang Anh theo học bằng học bổng Chevening, cũng đã chọn học MBA tại Southampton với mục đích có thể làm quen với nhiều bạn bè bản xứ.
✈ Học bổng Chevening: http://www.chevening.org/vietnam/

Có những thành phố nhỏ mà số sinh viên có thể đông hơn cả số dân trong thành phố, và thế là bạn có thể sống trong một môi trường thực sự trẻ trung, sôi nổi. Đó là nơi bạn có thể tìm đến các nhà hàng, quán bar, cửa hàng, các câu lạc bộ đậm đà phong cách sinh viên, với mức phí khiêm tốn. Thật vậy, rất nhiều sinh viên nước ngoài chọn học tại những thành phố nhỏ vì rẻ hơn về chi phí. Ở các thành phố lớn, đôi khi bạn sẽ phải trả số tiền gấp đôi cho một chỗ ở dưới tỉnh, nhưng diện tích lại chỉ bằng 1/3 chẳng hạn.

Vậy, đâu sẽ là quyết định đúng đắn?
Chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi này. Thử làm một bản so sánh, phân tích thiệt hơn các điểm đến, hỏi han những người từng học tập tại nơi đó hoặc đơn giản là "google earth" xem cảnh sắc nơi đó có khiến bạn mê mẩn hay không. Quan trọng là bạn phải thích!

.: Theo Hotcourses :.

∴☆∴
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

BA KHÓ KHĂN SINH VIÊN GỐC Á GẶP PHẢI Ở MỸ

0 nhận xét
Trong khoảng thời gian những ngày cuối Tháng Năm và đầu Tháng Sáu, các tiệm bán hoa lại nườm nượp khách ra vào, mua hoa mừng ngày con em mình tốt nghiệp ra trường.
Tuy người gốc Á, bao gồm Việt Nam, được vào tại các đại học lớn ngày một nhiều hơn, thì những số liệu gần đây vẫn cho thấy con đường đến thành công của các bạn là không hề dễ dàng.

Các sinh viên gốc Á vẫn đã, đang, và sẽ phải chuẩn bị đối mặt với nhiều bất công còn tồn tại trên giảng đường và trong xã hội Hoa Kỳ. Nguyễn, Trần, Vũ, hay Đinh, Lê, Võ… một cái tên họ “không thông thường” cũng có thể gây nhiều bất lợi.

Sau đây là một vài số liệu báo trước những khó khăn mà các bạn trẻ nên chuẩn bị tinh thần đương đầu cho cuộc sống sau lễ tốt nghiệp. Các thế hệ đi trước đã làm được, các bạn cũng sẽ làm được, phải không?

1. Khó mời thầy cô làm người cố vấn

Vào được trường, sinh viên chỉ mới đặt chân ở những bậc thềm đầu tiên trên bước đường danh vọng. Một trong những điều các sinh viên cần, hoặc nên có, là kiếm được một người đi trước trong ngành nhận là người “mentor” hướng dẫn cho các bạn.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy rằng những sinh viên có tên họ gốc Á thường bị làm ngơ hoặc nhận thư từ chối nhiều hơn so với các sắc dân khác. Cuộc khảo sát do trường Wharton thực hiện, đài NPR tường thuật: Hàng chục ngàn lá thư giả sinh viên, với cùng nội dung cần thầy cô cố vấn, được gửi đến 6,500 giáo sư của 259 đại học tại Hoa Kỳ. Điểm khác biệt duy nhất giữa các lá thư này là tên người gửi đi. Ví dụ, có những cái tên “thông thường” như Brandon hay Robert, và những cái tên của người gốc thiểu số như Á Châu hay Hispanic.

Kết quả, những cái tên của nam sinh viên da trắng nhận được hồi âm chấp thuận với tỉ lệ cao nhất. Trong khi đó, những cái tên của sinh viên Á Châu, đặc biệt là nam giới, có tỉ lệ hồi âm thấp nhất so với tất cả những nhóm còn lại. Trong số thư hồi âm, thư chấp thuận cũng chiếm tỉ lệ nhỏ.

Một số lý giải được đưa ra, như đa số các giáo sư hiện nay là da trắng và là nam giới nên họ cũng muốn làm việc với nam sinh viên cùng màu da, hay một nỗi e dè vô hình nhưng có thực tại các đại học Hoa Kỳ trước “làn sóng” sinh viên Á Châu đang tràn vào…



2. Khó xin việc

Tỉ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Á Châu thấp hơn mức trung bình. Đó là một số liệu đáng mừng. Tuy nhiên, các số liệu chi tiết hơn lại không mấy khả quan cho sinh viên gốc Việt.

Nếu tách nhóm người Á Châu ra thành từng quốc qia riêng lẻ, trong khi người Nhật hay Trung Quốc có tỉ lệ thất nghiệp thật sự thấp, thì người gốc Việt và gốc Philippine có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn người da trắng.

Nếu so sánh theo từng nhóm có cùng trình độ học thức, thì số người Á Châu không kiếm được việc làm là gấp rưỡi người da trắng (khoảng 6.5% so với khoảng 4%). Nghĩa là, các bạn phải học cao hơn, giỏi hơn, nếu muốn sau này có cùng mức lương với một sinh viên da trắng. Cũng giống như người Á Châu mới sang, các thế hệ sinh ra tại Mỹ cũng chịu kết quả tương tự.
✈ Hỏi đáp du học: http://goo.gl/O1G87V

Bên cạnh đó, một thí nghiệm nho nhỏ nhưng gây nhiều phản ứng trong dư luận hồi năm 2012 của một cô gái da màu tên Yolanda Spivey cũng cho thấy rằng, khi cô đổi tên trong hồ sơ xin việc thành Bianca White cho giống “Mỹ trắng” hơn, thì cô lập tức nhận được nhiều lời mời phỏng vấn việc làm dù trước đó cô chẳng nhận được bất kỳ hồi âm nào.

Và nếu sau này bị thất nghiệp vì bất kỳ lý do gì, người gốc Á cũng phải chịu cảnh thất nghiệp lâu hơn bất kỳ sắc dân nào khác. Liên tiếp trong 5 năm trở lại đây, theo số liệu từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, trung bình người gốc Á mất gần 28 tuần để kiếm được việc mới. Con số này là 27 tuần cho người da đen, và khoảng 19 tuần cho người da trắng và Hispanic.

3. Khó “hòa nhập” ở sở làm

Vì sao người gốc Á thường được khen là “model minority,” tạm dịch là mô hình mẫu của người thiểu số, mà lại phải đối mặt với những điều có vẻ như phi lý trên?

Một giáo sư kinh tế học tại University of Massachusetts, bà Marlene Kim, viết một bài bình luận, đề cập các điểm sau: Kỳ thị chủng tộc có thể giúp giải thích cho những khác biệt trong tỉ lệ và thời gian thất nghiệp. Nghiên cứu cho thấy có sự kỳ thị trong các công việc và chức vụ cao cấp nhất. Nói cách khác, người Mỹ gốc Á được xem là có kỹ thuật cao và có tinh thần làm việc, nhưng không là những người lãnh đạo giỏi. Kết quả tương tự cho thành phần sinh ra tại Hoa Kỳ… Thêm vào đó, một vài thí nghiệm cho thấy người gốc Á bị xem chung là ‘người ngoại quốc’, vì có một số đông người gốc Á là người mới nhập cư.”.

Theo lời bà Kim, người gốc Á dễ kiếm được những công việc thông thường, lương thấp, “phổ biến cho dân nhập cư,” hơn là được ưu tiên chọn những chức vụ cao, có tính lãnh đạo, dù các thanh niên gốc Á học cao và có nhiều bằng cấp.

.: Theo Hotcourses :.


∴☆∴
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét