CAO ĐẲNG QUỐC TẾ FAME - MALAYSIA

0 nhận xét
Cao đẳng quốc tế FAME, Malaysia (từng được biết đến bởi tên gọi FTMS International College) được thành lập từ năm 1998, tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố Kuching, thủ đô của bang Sarawak. FAME chuyên đào tạo các chứng chỉ Kinh Doanh và Kế toán, tập trung vào việc trang bị cho học sinh cả kiến thức lẫn kỹ năng giúp học sinh sau khi tốt nghiệp có thể hòa nhập và thuần thục ngay công việc của mình tại môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

4 ký tự trong từ FAME tiêu biểu cho 4 ngành học mà trường chú trọng đến đó là: Tài chính (Financial), Kế Toán (Accountancy), Quản trị kinh doanh (Management), Doanh nhân (Entrepreneurship), 4 giá trị cốt lõi tạo nên điểm khác biệt của FAME.

Trường tọa lạc ngay trung tâm của thành phố Kuching – thủ đô hành chính của bang Sarawak. Sarawak thuộc đảo Borneo nằm phía Tây Bắc của Mã Lai với diện tích là 124,449km2 và dân số tầm khoảng 2,830,000.

FAME Sarawak là một đối tác chiến lược của ACCA với danh hiệu VÀNG từ năm 2007. Trường đã đào tạo ra các lớp học sinh ưu tú đoạt được các giải thưởng cao của ACCA và CAT toàn quốc và quốc tế. Tất cả các khóa học tại trường đều được chứng nhận bởi Cục Quản Lý Chất Lượng Mã Lai. Điều này đồng nghĩa với việc học sinh tốt nghiệp tại FAME sẽ được công nhận bởi chính phủ, các cơ quan ban ngành trong và ngoài nước. FAME được cấp phép hoạt động bởi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Mã Lai.


Giảng viên công tác tại trường đều là những thành viên ưu tú và thành công tại lĩnh vực giảng dạy nhất định với kinh nghiệm lâu năm, học sinh không những được trang bị tốt để trải qua các kỳ thi mà còn có kỹ năng tốt để hòa nhập vào môi trường làm việc sau này. Trường nhấn mạnh vào việc giảng dạy cho học sinh tiếp cận với các phương tiện công nghệ hiện đại từ đó giúp học sinh ít bỡ ngỡ và dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những thay đổi nhanh chóng về công nghệ của xã hội hiên nay. Tại FAME, vấn đề giao tiếp cũng được đánh giá rất cao, từ giảng viên đến ban giám đốc và học sinh đều quan tâm và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhau, từ đó giúp môi trường học tập trở nên thân thiện và cởi mở hơn.

FAME cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa cho giảng viên, nhân viên và học sinh của trường để nâng cao tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Lớp học được thiết kế hiện đại và khoa học nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinh. Các lớp được phân ra thành nhiều nhóm nhỏ giúp giảng viên có thể quan tâm đến từng trường hợp khác nhau. Các trang thiết bị thường xuyên được đổi mới và cập nhật.

Trong 15 năm giảng dạy, FAME rất tự hào đã đào tạo ra các lớp học sinh ưu tú, đóng góp vào sự phát triển của các tổ chức doanh nghiệp. Học sinh tốt nghiệp các khóa trước tại FAME đã có vị trí ổn định trong cơ quan đoàn thể, một số đã đạt được những thành tích nhất định trong sự nghiệp của mình. Và tất cả đều tự hào là học sinh của CAO ĐẲNG QUỐC TẾ FAME.

---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI ĐẠI HỌC BATH SPA - VƯƠNG QUỐC ANH

0 nhận xét
Đại học Bath Spa là một cơ sở giáo dục công lập được thành lập vào năm 1975. Trường nằm tại Bath, Somerset và tổ chức các chương trình dự bị, đại học và sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Trường có 9 trường chuyên ngành phục vụ các ngành nghệ thuật và thiết kế, phát triển và tham dự, giáo dục, tiếng Anh và ngành sáng tạo, lịch sử và văn hóa, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn, khoa học và môi trường, khoa học xã hội và trường sau đại học. Các trường này tổ chức các chương trình đại học, sau đại học, chương trình dành cho sinh viên quốc tế, giảng dạy và nghiên cứu.


TRƯỜNG HIỆN ĐÀO TẠO CÁC CẤP
  • Hướng nghiệp/Dạy nghề khóa học
  • Chuyển tiếp lên Đại học khóa học
  • Đại học khóa học
  • Thạc sỹ khóa học
  • Tiến sĩ khóa học

THEO NGÀNH HỌC
  • Nông nghiệp và Thú y
  • Khoa học Ứng dụng và Khoa học Cơ bản
  • Kinh doanh & Quản lý
  • Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT)
  • Nghệ thuật Sáng tạo và Thiết kế
  • Giáo dục và Đào tạo
  • Kỹ thuật
  • Y tế và sức khỏe
  • Nhân văn
  • Khoa học Xã hội và Truyền thông
  • Du lịch và Dịch vụ Nhà hàng, Khách sạn


XẾP HẠNG tại Times Good University Guide 2013: 70

Chi phí sinh hoạt hàng năm dành cho nhà ở: £4316

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào:
  • TOEFL IBT: Đại học 80 - Thạc sĩ :90
  • IELTS: Đại học 6 - Thạc sĩ 6.5





---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI ĐẠI HỌC BOLTON - VƯƠNG QUỐC ANH

0 nhận xét
Trường Đại học Bolton có một danh mục các chương trình đào tạo đa dạng về ngành nghề và cấp độ đào tạo từ chứng chỉ ngắn hạn, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Trường hiện có khoảng 14.000 sinh viên đang theo học tại Anh cũng như tại các chi nhánh và cơ sở đào tạo trên toàn thế giới. Bolton là một trong những trường đại học được đánh giá cao tại Anh về chất lượng đào tạo và phát huy năng lực của sinh viên, về mức độ đầu tư các tiện ích dành cho sinh viên và về tỷ lệ thành đạt của sinh viên sau khi ra trường. 

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁC CẤP SAU:
  • Hướng nghiệp/Dạy nghề khóa học
  • Chuyển tiếp lên Đại học khóa học
  • Đại học khóa học
  • Thạc sỹ khóa học
  • Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh khóa học
  • Tiến sĩ khóa học

NGÀNH HỌC
  • Khoa học Ứng dụng và Khoa học Cơ bản
  • Kiến trúc và Xây dựng
  • Kinh doanh & Quản lý
  • Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT)
  • Nghệ thuật Sáng tạo và Thiết kế
  • Giáo dục và Đào tạo
  • Kỹ thuật
  • Y tế và sức khỏe
  • Nhân văn
  • Luật
  • Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
  • Khoa học Xã hội và Truyền thông
  • Du lịch và Dịch vụ Nhà hàng, Khách sạn



XẾP HẠNG tại Times Good University Guide 2013: 115
Chi phí sinh hoạt hàng năm dành cho nhà ở: £2080

Yêu cầu tiếng Anh
  • TOEFL IBT:  Đại học 80 - Thạc sĩ 90
  • IELTS: Đại học 6 - Thạc sĩ 6.5





Đăng nhận xét

ĐẠI HỌC BATH SPA - VƯƠNG QUỐC ANH

0 nhận xét
Bath Spa University – BSU là trường đại học công lập khá nổi tiếng tại Anh. BSU thành lập  năm 1975 với tên gọi là College of Higher Education nhưng đến năm 2005, trường được chính phủ Anh chính thức công nhận là trường đại học. BSU luôn đạt mức xếp hạng cao trên các bảng xếp hạng về chất lượng giáo dục trong khu vực và trên toàn quốc. Hiện nay, BSU được biết đến nhiều hơn thông qua những thành tích đạt được và trong 5 năm gần đây, số lượng hồ sơ đăng kí nhập học các chương trình cử nhân tại đây đã tăng lên tới 40%.

Bath Spa University được xây dựng trên một khuân viên rộng lớn, xinh đẹp với một kiến trúc khá độc đáo cùng những bãi đất trống quanh trường được bao phủ hoàn toàn bằng cỏ xanh tạo nên một không gian trong lành, mát mẻ. Trường được trang bị những cơ sở vật chất phục vụ việc học tập và nghiên cứu hiện đại và tiên tiến nhất.

Đội ngũ giáo viên tại Bath Spa University là những người giàu kiến thức, nhiệt tình trong giảng dạy và là những nhà tư vấn tức thời nếu sinh viên theo học có thắc mắc gì về quá trình học tập hoặc những thông tin về cuộc sống tại đây. Do đó trường thu hút khá đông sinh viên đến từ nhiều vùng miền trên thế giới.

>> Hoạt động giáo dục tại Đại học Bath Spa

Học viên theo học tại Bath Spa University luôn được nhà trường khuyến khích tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật nhằm phát triển tố chất cả nhân của mỗi người, từ đó chọn cho mình con đường đi đúng đắn nhất sau này.

Hoạt động thể thao của Bath Spa University là một hoạt động thường niên với nhiều trò chơi hấp dẫn và mang đậm chất của xứ sở sương mù như bóng đá, bóng bầu dục, tennis, …và nhiều môn thể thao trong nhà khác nhằm giúp học viên thư giãn sau giờ học và rèn luyện nhằm mục đích thi đấu.



Các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Bath Spa University được tổ chức thường xuyên và liên tục. Do khá nổi tiếng nên trường thu hút nhiều học viên đến từ khắp nơi trên thế giới, thế nên những hoạt động văn hóa văn nghệ ở đây luôn có sự pha trộn văn hóa của nhiều vùng miền, tạo nên  một cuộc thi hấp dẫn mang tính giải trí nhưng cũng là nơi để giới thiệu văn hóa của nhiều quốc gia cho mọi người cùng biết.

Không những thế, theo học tại Bath Spa University, học viên còn có cơ hội tham gia các tổ chức tình nguyện địa phương, tham gia các câu lạc bộ sinh viên nhằm thích ứng dần với môi trường văn hóa mới, làm quen với các sống mới, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế.


---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

ĐẠI HỌC BOLTON - VƯƠNG QUỐC ANH

0 nhận xét

Lịch sử thành lập của trường Đại học Bolton được bắt đầu từ hơn 150 năm trước với sự ra đời của Học viện Cơ khí Bolton vào năm 1824. Trải qua suốt quá trình hình thành, phát triển, trường chính thức có tên Đại học Bolton từ năm 2005. Trường Đại học Bolton có một danh mục các chương trình đào tạo đa dạng về ngành nghề và cấp độ đào tạo từ chứng chỉ ngắn hạn, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường hiện có khoảng 14.000 sinh viên đang theo học tại Anh cũng như tại các chi nhánh và cơ sở đào tạo trên toàn thế giới. Bolton là một trong những trường đại học được đánh giá cao tại Anh về chất lượng đào tạo và phát huy năng lực của sinh viên, về mức độ đầu tư các tiện ích dành cho sinh viên và về tỷ lệ thành đạt của sinh viên sau khi ra trường. Chất lượng đào tạo của trường luôn đạt mức xếp hạng cao nhất theo đánh giá của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của chính phủ Anh.

Một số thông tin tham khảo:
- Tổng số sinh viên: 14000
- Sinh viên quốc tế đến từ 60 quốc gia
- Số giảng viên và nhân viên: 700 người
- Thu nhập hàng năm: 37 triệu bảng Anh
- Xếp hạng 7 trong danh sách các trường đại học chi tiêu nhiều nhất cho cơ sở vật chất cho sinh viên tại Anh.
- Đầu tư 4,5 triệu bảng Anh cho nghiên cứu và phát triển các phương tiện dạy và học trực tuyến.


>> Hoạt động giáo dục tại Đại học Bolton

Một số hình ảnh khuôn viên Trường Đại học Bolton, Thành phố Bolton, Anh Quốc:

Tòa nhà Bolton One

Phòng học lớn


Thư viện ĐH Bolton 


Giờ học nhóm của sinh viên Bolton

---


Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

8 BÍ QUYẾT VỪA DU HỌC VỪA LÀM THÀNH CÔNG

0 nhận xét
Cân bằng giữa việc vừa học vừa làm là điều không hề dễ dàng. Thử đọc những bí quyết dưới đây để rút kinh nghiệm cho bản thân.

Bạn có cần việc làm thêm không?

Trước hết, bạn phải xác định mình có cần một công việc làm thêm không, nếu có thì phải kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc đó. Để làm được điều này, bạn cần hỏi han những người đi trước xem họ có mức thu nhập ra sao từ công việc tương tự, hoặc chi phí sinh hoạt hàng tháng trung bình như thế nào…
Nếu bạn không nhất thiết phải đi làm thêm để trang trải kinh phí mà chỉ nhằm mục đích trải nghiệm cuộc sống thì tốt nhất là chỉ làm những việc không tốn nhiều thời gian (vài ba tiếng/tuần) hay chờ đến hè hoặc kì nghỉ để chú tâm vào việc làm thêm.

Sau đây là danh sách những bí kíp vừa học vừa làm hiệu quả:

1. Làm thêm trong các kì nghỉ (nghỉ giữa kì, nghỉ lễ, nghỉ hè) là cách tốt nhất để kiếm tiền mà không ảnh hưởng tới việc lên lớp (tất nhiên là nếu có các bài tập hay kiểm tra chờ bạn vào cuối kì nghỉ thì vẫn phải tập trung ôn tập sau giờ làm).

2. Tốt nhất là tìm kiếm một công việc làm thêm liên quan trực tiếp tới ngành học và định hướng tương lai của bạn - điều này rất tốt cho hồ sơ lí lịch, thuận tiện cho quá trình xin việc sau này. Đôi khi, bạn có thể tận dụng kinh nghiệm này để xin thực tập luôn tại công ty mà không phải vất vả tìm kiếm như các sinh viên khác.

3. Mỗi điểm đến du học sẽ có một mức giờ làm giới hạn theo quy định (ví dụ: 15 giờ/tuần trong năm học đối với Thụy Sĩ). Việc tuân thủ theo quy định này sẽ giúp bạn không rơi vào hoàn cảnh "phạm pháp", đồng thời cũng giúp bạn tự giới hạn được khát khao làm thêm của mình.

4. Biết quản lí thời gian là một trong những kĩ năng cần thiết để tổ chức tốt việc học và làm. Việc biết trước giờ học nhóm, ngày thi sẽ giúp bạn chuẩn bị bài vở hiệu quả, hay khi biết trước lịch làm thêm, bạn sẽ thu xếp thời gian chuẩn bị bài vở mà không làm ảnh hưởng tới các thành viên trong nhóm thuyết trình chẳng hạn. Tốt nhất, hãy nắm hết tất cả những ngày quan trọng như hạn nộp bài luận của các môn, ngày thi, ngày họp nhóm, ngày thuyết trình… để xếp lịch cho hợp lí.



5. Làm những công việc có thời gian cố định sẽ giúp cuộc sống của bạn đơn giản hơn rất nhiều. Như vậy, bạn sẽ tự xếp được cho mình lịch ôn bài, lịch đi thư viện, lịch học nhóm với bạn bè mà không sợ thay đổi bất ngờ.

6. Có những trường Đại học rất thông cảm cho việc làm thêm của sinh viên, cũng có trường vô cùng nghiêm khắc, nên bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin về các hỗ trợ của trường. Chẳng hạn, Đại học Université de Franche-Comté (Pháp) có chế độ đặc biệt dành cho những sinh viên vừa học vừa làm những công việc liên quan tới chuyên môn. Khi đó, bạn sẽ được phép vắng mặt không giới hạn số giờ lên lớp và cũng chỉ phải tham gia vào kì thi cuối kì để tính điểm trung bình (chứ không cần tham gia các bài thuyết trình, bài kiểm tra giữa kì).

7. Bạn có thể bận rộn quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ, nhưng đừng vắng mặt trong tất cả những cuộc vui của bạn bè ở lớp. Đây là cuộc sống và bạn cũng cần được giao thiệp, gặp gỡ bạn bè cùng lớp, cùng khoa. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, xây dựng các mối quan hệ xã hội và… sử dụng những đồng tiền do chính mình làm ra nữa chứ!

Điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất: đừng bỏ tiết! Hãy nhớ xem bạn đã phải đánh đổi rất nhiều thứ để được trở thành sinh viên của ngôi trường đó. Hãy nhớ lại xem bạn đã lo lắng thế nào vào ngày phỏng vấn xin thị thực, nơm nớp ra sao khi chờ kết quả từ trường, hãy tính xem mỗi tiết học của bạn đáng giá bao nhiêu tiền, suy nghĩ xem bạn sẽ mất đi những gì, nếu năm học này không thể hoàn tất?
Vừa học vừa làm, nhưng việc học bao giờ cũng là ưu tiên trên hết!

.: Sưu tầm :.

---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 -0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét

NGHỀ THỦ CÔNG TẠI MALAYSIA

0 nhận xét
NGHỀ IN VẢI BATIC
Người Malaysia có lối in vải thủ công đặc biệt, bằng cách bôi sáp lên những chỗ không cần in màu trên tám vải hoặc tấm lụa. Lối in truyền thống này được áp dụng theo nhiều cách khác nhau suốt vùng quần đảo Malay, trong đó lối in của vùng Terengganu được nhiều du khách ưa chuộng. Những tấm vải in hoa theo lối này được dùng may quần áo dạ hội, may túi xách hoặc áo gối.

VẢI SONGKET
Được gọi là 'vải vàng', Songket được dệt bằng chỉ đan xen với những sợi vàng và sợi bạc, tạo thành một loại vải kim tuyến có thiết kế và mẫu mã thật rắc rối. Mỗi thước vải là thể hiện của công phu lao động và sự khéo léo của người thợ dệt, với khung cửi và con thoi truyền thống. Vải Songket được người Malaysia dùng trong những nghi lễ và những dịp thật đặc biệt.

NGHỀ CHẠM GỖ

Đây là một trong số những nghề truyền thống lâu đời nhất ở Malaysia. Người thợ chạm lấy cảm hứng từ đạo Hồi và cây cỏ để tạo ra những tác phẩm thanh tú của mình. Có những món là đồ trang trí, có những món là những vật dụng thiết thực như xà, rầm, cột chống, lan can, cửa chính, cửa sổ cũng như đồ đạc trong nhà. Người ta có thể tìm thấy những tác phẩm khắc gỗ trên mái cổng của một căn nhà người Malay trên mái và bàn thờ một ngôi chùa của người Hoa hay của người Ấn Độ, hoặc trên mũi những chiếc thuyền đánh cá đầy màu sắc. Những người thợ chạm khắc, bằng nghệ thuật tinh tế của mình đã tạo ra những thiết kế vừa phức tạp vừa tao nhã, điển hình cho văn hóa Malaysia.

NGHỀ ĐAN DỨA DẠI

Đan lát trước kia là thú tiêu hao giờ rảnh của những phụ nữ vùng ven biển trong những ngày mưa gió. Nhưng ngày nay nó đã trở thành một nghề thủ công phát đạt. Những chiếc lá dứa dại được hái, luộc chín, phơi khô và qua những bàn tay khéo léo làm thành những chiếc túi xách, mũ, quạt, ví và dép lê trông rất xinh xắn và đượm màu sắc thiên nhiên.

NGHỀ LÀM DIỀU
Bạn đã có dịp nhìn các cánh diều đủ loại đử màu bay liệng trên bầu trời. Đây là một thú chơi mà trước đây những nông dân Malaysia thường thưởng thức sau những ngày thu hoạch Nhưng ngày nay, thú chơi diều ở Malaysia đã trở thành phố biến, ở mọi lúc, mọi nơi. Có những ngày hội diều, trong đó thúc đẩy sự sáng tạo trong việc làm diều. Từ đó diều được thiết kế thành đủ loại hình dạng như chim, cá, mèo, bướm, ... Nhưng loại diều hình mặt trăng của bang Kelantan vẫn duy trì được sự phổ biến nhất của nó qua năm tháng. Làm diều là một nghệ thuật được truyền từ những nhà qúy tộc ở Melakan.

DAO GĂM MÃ LAI
Đây là loại vũ khí cá nhân quan trọng nhất của người Malaysia, gọi là keris. Keris là loại dao găm hai lưỡi, có vỏ bọc với cán dao được chạm trổ và trang trí. Mặc dù nó được nổi tiếng với những nhát đâm ngoằn ngoèo, đường đâm chính của keris là đâm ngang và đâm xuống.

NGHỀ LÀM THUYỀN
Hòn đảo nhỏ Pulau Duyung gần Kuala Terengganu là nơi các nghệ nhân làm thuyền trổ tài truyền thống của họ. Những nghệ nhân này làm thuyền chỉ bằng trí nhớ và kinh nghiệm, không hề có bản vẽ, sơ đồ gì cả. Tất cả vốn liếng của họ là những kỹ năng được truyền từ đời nọ sang đời kia.

NGHỀ ĐAN MÂY
Nghề đan mây cũng rất phổ biến ở Malaysia. Trước khi được đưa vào đan, cây mây được đem luộc kỹ để khử lượng đường trong cây và để tránh côn trùng đục hại. Đồ mây ở đây chủ yếu là đồ gia dụng, được mọi người ưa chuộng vì sự lâu bền và nét thẩm mỹ của nó.

NGHỀ ĐỒ THIẾC

Với mỏ thiếc lớn nhất thế giới, người Malaysia đã chế tạo ra những đồ dùng bằng thiếc thuộc loại cũng tinh xảo nhất thế giới. Hầu hết các đồ thiếc tại đây được chế tạo tại Nhà máy Thiếc Hoàng gia Selangor, nằm ở vùng ngoại ở Kuala Lumpur. Nhà máy này do ông Yoon Koon, một nghệ nhân người Hoa thành lập, lúc đó chỉ làm những món đồ thủ công cho giới quý tộc. Ngày nay nó là cơ sở sản xuất đồ thiếc tinh chế lớn nhất thế giới, và do cháu Yoon Koon điều hành. Du khách có thể mua tại quầy bán hàng lưu niệm của nhà máy những món đồ thiếc được chế tạo rất tinh vi.

.: Theo dulichvtv :.

--- 

Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét

VĂN HÓA KINH DOANH TẠI MALAYSIA

0 nhận xét
Văn hóa kinh doanh ở Malaysia phần lớn là sự tổng hợp của văn hóa kinh doanh Trung Quốc và Ấn Độ. Người Malaysia chỉ kinh doanh cùng với những người mà họ biết và họ quý mến. Do vậy, việc phát triển mối quan hệ cá nhân với các đối tác Malaysia là hết sức quan trọng.

1.Danh thiếp
Ở Malaysia, danh thiếp sử dụng trong giao dịch kinh doanh phải được in bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, rất nhiều thương gia Malaysia là người Trung Quốc nên một mặt danh thiếp cũng nên in chữ màu vàng bằng tiếng Trung. Trên danh thiếp cần ghi rõ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và chức vụ.
Trước khi quyết định các bước hành động trong kinh doanh với Malaysia, nên thực hiện một số chuyến đi thục địa tới Malaysia. Khi gặp gỡ với đối tác, sau những lời giới thiệu, hãy đưa danh thiếp cho những người có mặt bằng cả hai tay (cầm trên tay phải còn tay trái đỡ tay phải). Khi nhận danh thiếp, hãy nhận bằng hai tay, xem xét một chút rồi cẩn thận đặt vào hộp danh thiếp, không đặt vào túi hậu và không viết lên danh thiếp của người khác.
2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức ở Malaysialà tiếng Bahasa Malaysia. Khi gặp các quan chức chính phủ buộc phải sử dụng ngôn ngữ này nên cần đem theo một phiên dịch. Những người Malaysia gốc Hoa nói tiếng Anh nên cần phải thận trọng vì có thể hiểu sai ý nghĩa câu nói của họ. Trong văn hóa kinh doanh ở Malaysia, các bên đối tác thường trao đổi với nhau bằng tiếng Anh.
3. Phong cách và thái độ giao tiếp
-  Việc mất tự chủ hay cáu giận khi giao tiếp với đối tác Malaysiasẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trong quan hệ. Thái độ lịch thiệp sẽ góp phần quan trọng trong thành công khi kinh doanh ở Malaysia. Bên cạnh đó, nên lưu ý phải luôn tôn trọng người già và những người có vị trí xã hội, không hút thuốc hay đeo kính trong các cuộc tiếp xúc.
-  Không giống như người phương Tây, người Malaysia thường tránh sự đối đầu. Họ sẽ không trả lời trực tiếp “không” khi có ý định từ chối và có những lúc im lặng trong khi đối thoại. Trước khi trả lời một câu hỏi, họ cũng thường im lặng trong 10-15 giây.
-  Trong các buổi nghi lễ trang trọng (đặc biệt là các buổi gặp gỡ với đại diện hoàng gia, chính phủ hoặc quan chức), không nên ngồi bắt chéo chân.
-  Sử dụng cả hai tay hoặc tay phải khi đưa và nhận đồ vật. Tránh chỉ sử dụng tay trái.
-  Khi chào hỏi, người Malaysia thường bắt tay nhẹ, phụ nữ có thể không bắt tay.
-  Tránh chạm hay chỉ vào vật gì. Tuy nhiên, khi cần chỉ vào vật gì, hãy sử dụng ngón tay cái của bàn tay phải.
-  Khi được mời ăn đồ ăn nhẹ, không nên từ chối.
-  Khi mời đối tác Malaysia đi ăn trưa hoặc ăn tối, hãy chú ý đến nguồn gốc dân tộc của họ (chẳng hạn người Malaysia theo đạo Hồi không ăn thịt lợn hoặc uống rượu mà chỉ dùng các loại thực phẩm được chế biến theo phương pháp Halal).
-  Khi được mời đến nhà riêng của người Malaysia ăn tối, nên mang theo một món quà nhỏ, socola hoặc hoa. Nếu chủ nhà là người Malaysia gốc Hoa thì nên mang theo rượu vang đỏ. Quà tặng thường không được mở trước mặt người tặng.
-  Người Malaysia thiểu số thường giải quyết vấn đề theo kiểu cá nhân, không tuân theo các qui chế hay luật pháp và chỉ chấp nhận những biểu hiện khác biệt nếu chúng phù hợp với đạo Hồi.
4. Cách gọi tên người Malaysia
Nhiều nhà kinh doanh người Malaysiacó chức danh đệm như “Tan Sri” (tương đương như hầu tước hoặc hiệp sĩ hoặc “Dato”. Hãy gọi họ bằng chức danh đệm này, chẳng hạn “Tan Sri Lim” hoặc “Dato Lim” (trong đó Lim là tên họ). Nam giới ở Malaysia thường được gọi là “Encikl, (phát âm là “lnchik”) và nữ giới là “Cui” (phát âm là “Chiu”) nếu họ chưa kết hôn và “Puan” nếu họ đã kết hôn. “Tuan” cũng có thể được sử dụng để gọi một người là nam giới nếu người này đã kết hôn nhưng từ này không thông dụng.
5. Trang phục
Người Malaysia thường ăn mặc chỉnh trang trong các cuộc gặp gỡ, đàm phán thương mại. Do vậy, nếu là nam giới, khi giao tiếp với đối tác Malaysia, bạn nên mặc quần âu, áo sơ mi dài tay có thắt cà vạt trong các cuộc gặp thông thường và comple trong các trường hợp cần sự trang trọng. Phụ nữ ở Malaysia ăn mặc rất đa dạng, từ những trang phục truyền thống cho đến các bộ đồ thời trang hiện đại. Tuy nhiên, nếu là phụ nữ, bạn nên mặc váy dài quá gối hoặc quần âu và áo không để lộ vai. Khi tới dự các buổi gặp gỡ với đại diện hoàng gia Malaysia, hãy tránh không nên mặc màu vàng do đây là màu của hoàng gia.
6. Thương lượng trong kinh doanh
Việc thương lượng ở Malaysia diễn ra chậm hơn nhiều so với ở Bắc Mỹ. Người Malaysia khá mê tín, họ sẽ chọn “ngày đẹp” để ký một hợp đồng. Tuy nhiên, khi hợp đồng đã ký chưa có nghĩa đó là sự đồng ý hoàn toàn. Người Malaysi acó thể sẽ tiếp tục thương lượng sau khi hợp đồng đã ký.

7. Giờ làm việc và thời gian lễ hội
Giờ làm việc ở Malaysia như sau:
-  Giờ hành chính ở các Cơ quan, văn phòng: từ 9.00 sáng – 5.00 chiều các ngày thứ hai đến thứ sáu, và từ 9.00 sáng đến 12.30 trưa thứ bảy.
-  Hầu hết các cửa hàng kinh doanh mở cửa hàng ngày từ 10.00 sáng – 10.00 tối.
-  Các ngân hàng mở cửa từ 9.30 sáng – 4.00 chiều các ngày thứ hai đến thứ sáu, và từ 9.30 sáng – 11.30 trưa ngày thứ bảy, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng không giao dịch vào ngày thứ bảy đầu tiên của tháng. Malaysia là đất nước đa dạng về dân tộc và tôn giáo nên thường có một số dịp lễ hội đặc biệt trong năm bao gom lễ hội Deepavali (đạo Hindu), Giáng sinh, Tết Âm lịch, Ngày kết thúc tháng lễ Ramanda (Hari Raya Puasa) (đạo Hồi)… Các nhóm dân tộc khác nhau thường tổ chức các ngày nghỉ lễ trong những dịp này nên việc hẹn gặp với đối tác Malaysiavào thời điểm này tương đối khó. Người Malaysia thường ăn chay trong vòng 1 tháng trước Ngày kết thúc tháng lễ Ramanda (Hari Raya Puasa) nên hãy tránh sắp xếp những cuộc hẹn với người Malaysia vào các bữa trưa, bữa chiều muộn và bữa tối.
Những ngày nghỉ, ngày lễ chính ởMalaysia:
-  Giáng sinh: 25/12
-  Tết dương lịch: 1/1
-  Hari Raya Puasa: Ngày kết thúc tháng lễ Ramandan
-  Thaipusam: Cuối tháng giêng hoặc đầu tháng 2
-  Tết âm lịch: Tháng giêng, tháng 2
-  Wesak Day: 25/5
-  Lễ hội Kaamatan ởSabah: 1-3/5
-  Lễ hội Gawai ởSarawak: Cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6
-  Lễ hội San Pedro ở Malacca: 24-26/6
-  Hội hoa (Flora Fest): Tháng 7
-  Lễ hội văn hóa, hàng thủ công và món ănMalaysia: Hai tuần trong tháng 9
-  Rằm trung thu: Tháng 9
-  Lễ hội ánh sáng Deepavali: Cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11

.: Sưu tầm :.
---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com



Đăng nhận xét

BÍ QUYẾT HÒA NHẬP VĂN HÓA MALAYSIA "SIÊU TỐC"

0 nhận xét
Nếu bạn đang băn khoăn về một nền văn hóa đậm tính Hồi giáo với những 'quy định thép', làm sao để đi lại, vui chơi giải trí theo một phong cách thật teen đây? Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ là quân sư quạt mo siêu hiệu quả, giúp bạn hòa nhập… vèo vèo đấy!




1. Những điều phải “hy sinh” khi nhập gia tùy tục

Ở Malaysia, đạo Hồi là quốc giáo. Người dân sống khá kín đáo, bình dị và yên ả. Cũng vì phong cách kín đáo đó mà bạn sẽ phải hạn chế nhiều thói quen yêu thích ở nhà.

Đơn cử như việc người dân bản xứ không tụ tập bạn bè ở những nơi công cộng. Thế nên, đương nhiên sẽ không có cảnh teen Malaysia rủ nhau tung tăng đi dạo, ăn vặt ngoài đường, hay trà đá đàm đạo hoặc đấu games cùng các chiến hữu.

Đạo Hồi cấm món ăn chế biến từ thịt heo và hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần hiểu rõ những tập tục này để lúc mới sang không bị bất ngờ nhé.

Quy định về tác phong của học sinh - sinh viên cũng “nặng cân” không kém. Ví dụ như trường UTP (University Teknologi Petronas): Sinh viên phải mặc áo có cổ, đeo thẻ, đi giày. Nam thì quần dài, tóc cắt ngắn và không được nhuộm tóc (bạn nào sở hữu một mái tóc “không nguyên thủy” ở nhà rồi thì đành phải “say goodbye” nó nếu muốn du học ở đây). Các bạn nữ muốn điệu đà một chút cũng phải chọn váy dài đến mắt cá chân. Các trường đều cấm sinh viên mặc quá mát mẻ và “thiếu vải”.

Tuy vậy, Malaysia cũng rất tôn trọng nét riêng của các nền văn hóa khác. Ví dụ như sinh viên đến từ Nam Phi thì quen với model tóc “sư cọ” cho mát mẻ, hoặc những bạn theo đạo Sikh thì không bao giờ… cắt tóc cạo râu, nên râu các bạn ấy rất dài và tóc thì buộc thành túm to trên đỉnh đầu luôn (?!) Những điều này không nằm trong phạm vi cấm cản nào hết. Bởi vậy, bạn nào mà thích thì có thể cover thoải mái, miễn bạn không phải sinh viên chính hiệu Malaysia.

Thêm một hệ quả nữa từ quan điểm Hồi giáo, đó là giao tiếp nam và nữ phải tuân theo quy định khá nghiêm ngặt. Luật pháp Malaysia cấm nam nữ có hành động quá thân mật nơi công cộng, đặc biệt cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu vi phạm bạn sẽ phải nói chuyện với… cảnh sát.


Ký túc trường học cũng chia hai khu nam và nữ. Sinh viên nam không được vào khu của sinh viên nữ và ngược lại. Mọi hoạt động gặp gỡ, trao đổi bài vở hay liên hoan chủ yếu diễn ra ở canteen trường. Một sinh viên Việt mình chia sẻ: “Mấy năm sang học ở đây, mình chưa thấy cặp đôi nào có hành động bạo dạn vượt quá, cầm tay nhau trong khuôn viên trường, hì”.

Chẳng rõ các bạn có “đau lòng” hay không, nhưng các bậc phụ huynh thì hưởng ứng quy định này cả hai tay.

2. Nhập môn tôn giáo Malaysia

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo (gồm người dân bản địa, người gốc Hoa, Ấn, Pakistan và một bộ phận không nhỏ dân Việt Nam mình nữa). Mặc dù đạo Hồi được chính thức ghi nhận là quốc đạo của Malaysia, nhưng các đạo lớn khác như Thiên Chúa, Phật vẫn rất được tôn trọng. Những ngày lễ của các tôn giáo lớn, cả nước được nghỉ. Đây là điều khiến nhiều các bạn du học sinh cảm thấy sung sướng vô cùng. Học ở Malaysia được nghỉ lễ nhiều đến mức dân tình còn không nhớ nổi nghỉ vì ngày lễ gì nữa.



Hầu hết mọi người đều theo một đạo riêng, thế nên bạn bè quốc tế thường tròn xoe mắt khi nghe nhiều sinh viên Việt Nam tuyên bố rằng mình không theo một đạo nào hết. Các bạn ấy gọi chúng mình là những “Free thinker”..

Malaysia có rất nhiều thánh đường khang trang và uy nghi để trưa Thứ sáu hàng tuần mọi người tập trung cầu nguyện. Bạn nào muốn vào thăm quan thánh đường thì nhớ phải ăn mặc thật chỉnh tề. Đặc biệt, có sẵn những chỗ để mọi người rửa chân tay trước khi làm lễ, bạn nên cẩn thận kẻo nhầm chỗ này với… WC (kinh nghiệm “xương máu” của sinh viên mình truyền lại đấy).

3. Bản đồ giao thông

Malaysia có dân số rất là thưa thớt (chỉ bằng 1/4 Việt Nam trong khi diện tích tương đương). Xe hơi ở đây rẻ so với thu nhập của người dân nên đây là phương tiện rất phổ biến, kể cả với du học sinh.

Có một điểm trừ cho giao thông, là ngoài thủ đô Kuala Lumpur ra các nơi khác giao thông công cộng không phát triển mấy.

Malaysia có hệ thống đường bộ cao tốc khá hiện đại và hoàn chỉnh, các hãng xe buýt có dịch vụ tương đối tốt nên bạn có thể đi một hơi hàng trăm km mà chẳng cảm thấy mệt mỏi. Nếu thích tham quan mua sắm quanh thủ đô Kuala Lumpur, bạn có thể đi tàu điện ngầm (LRT) hoặc tàu điện trên cao (MonoRail) rất nhanh chóng, không sợ tắc đường.

Lưu ý nhỏ: người Malay lái xe bên trái đường, ngược với hệ thống giao thông ở Việt Nam nên bạn phải mất một khoảng thời gian để làm quen.

Vài điểm tham quan lý thú: Genting Highland - cao nguyên nằm cách thủ đô Kuala Lumpur 40km, Tháp đôi Petronas, Quảng trường Độc Lập, Cung vua, Nhà thờ quốc gia… bạn nhất định là nên đến.

.: Theo duhocmalaysia.net :.

---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét