YOUR CHANCES TO STUDY IN MALAYSIA

0 nhận xét

DU HỌC là ước mơ của nhiều học sinh - sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để sinh sống và học tập ở những quốc gia đắt đỏ như Mỹ, Anh, Úc... Thay vào đó, lựa chọn một quốc gia cùng khu vực có nền kinh tế, chính trị ổn định để du học đang là xu hướng của không ít bạn trẻ trong những năm gần đây. MALAYSIA là một trong những quốc gia hội đủ yêu cầu về du học khu vực.

Với vai trò là đại diện tuyển sinh của Trường Cao đẳng Quốc tế FAME - Malaysia tại Việt Nam, Maisie UK mong muốn tiếp sức và mang đến cho các bạn học sinh, sinh viên cơ hội tiếp cận nền giáo dục mới, cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài thông qua việc tổ chức cuộc thi “VIDEO ENGLISH CONTEST”.


Cuộc thi là nơi:
-      Thể hiện sự quan tâm và bày tỏ ý kiến về những vấn đề “nóng” xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày.
-      Gặp gỡ và giao lưu với nhiều bạn cùng đam mê, sở thích sáng tạo.
-      Cơ hội học hỏi và trải nghiệm cuộc sống tại Malaysia.

QUY TRÌNH THAM GIA

Đối tượng tham gia là các bạn học sinh THPT, sinh viên năm 1-2-3 các trường cao đẳng, đại học từ khắp các vùng miền trên cả nước.

Bài dự thi gồm 3 phần: 
- Phần 1: hồ sơ học bạ hoặc bảng điểm hoặc thành tích năm học gần nhất của thí sinh tham dự.
- Phần 2: video tự thực hiện từ 3 phút đến 5 phút, về một trong những chủ đề được ban tổ chức đưa ra. 
Chủ đề cuộc thi xem tại: https://www.facebook.com/notes/maisie-uk/your-chances-to-study-in-malaysia-video-english-contest/244298599096967
- Phần 3: bài viết trình bày nội dung video

Hình thức gửi bài: bài dự thi gửi về mail edu@maisie-uk.com bao gồm 3 phần là hồ sơ học bạ, bài viết trình bày nội dung video và link download video.

Thời gian: nhận bài dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 9/8/2014

Bài dự thi sẽ đánh giá và chấm điểm chính thức thông qua hội đồng giám khảo trường Cao đẳng Quốc tế FAME.

HỌC BỔNG CHƯƠNG TRÌNH:
- Hai giải nhất: mỗi giải một suất học bổng toàn phần 100% trị giá 200 triệu đồng tại Cao đẳng Quốc tế FAME.
- Hai giải nhì: mỗi giải một suất học bổng 70% trị giá 140 triệu động tại Cao đẳng Quốc tế FAME.
- Hai giải ba: mỗi giải một suất học bổng 50% trị giá 100 triệu đồng tại Cao đẳng Quốc tế FAME.
- Ba giải khuyến khích:  mỗi giải một suất học bổng Kỹ năng 100% học phí trong 2 tuần tại Cao đẳng Quốc tế FAME.


MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: 0918 910 885 - 0908 744 885
---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com




Đăng nhận xét

HỎI ĐÁP VỀ DU HỌC

0 nhận xét
Xoay quanh vấn đề du học, bài viết cung cấp những thông tin về hồ sơ nhập học, hạn nộp và nhiều thuật ngữ như Regular Decision, Early Decision, Early Action.
Ngoài ra, khi có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng email cho chúng tôi tại: edu@maisie-uk.com. Trong vòng 48h, câu trả lời sẽ được gửi đến bạn.


1. Hồ sơ của bạn gồm những gì?
Hồ sơ cá nhân và bài luận - Bảng điểm cấp 3 - Điểm các kỳ thi chuẩn hoá (standardized tests) - Thư giới thiệu - Hồ sơ tài chính - Lệ phí (có thể xin miễn)

2. Khi nào là hạn nộp hồ sơ?
Mỗi trường khác nhau đều có một thời hạn nộp hồ sơ khác nhau. Bạn phải tìm hiểu trong trang web của trường để nắm rõ. Ngoài ra, cũng có nhiều hạn nộp, ví dụ như Regular Decision, Early Decision, Early Action.

3. Làm thế nào để nộp đơn đăng ký (application)?
Bạn có thể vào website của trường và điền tên vào phần Request for Information để nhận được thông tin thêm về trường cùng đơn đăng ký. Thường thường các trường cũng có đơn đăng ký qua mạng, tạo điều kiện cho bạn điền các thông tin cá nhân và gửi bài luận. Hoặc bạn có thể dùng Common Application nếu trường của bạn chấp nhận (hầu hết các Liberal Arts College)

4. Bạn có phải nộp lệ phí tuyển sinh (application fee) không?
Các trường có yêu cầu bạn nộp lệ phí tuyển sinh, mỗi trường có một lệ phí khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể xin miễn tiền này bằng cách gửi fee waiver, tạm dịch là đơn miễn lệ phí hoặc một số trường tự động miễn khoản tiền này khi bạn apply trực tiếp trên mạng.

5. Hồ sơ của tôi sẽ được đọc như thế nào?
Hầu hết các trường đều đọc hồ sơ theo thư tự: Đầu tiên, bảng điểm sẽ được xem xét, bởi đây là sự phản ánh rõ ràng nhất cho khả năng học tập của một học sinh. Tiếp theo đó, những người trong ban tuyển sinh sẽ đọc các bài luận của bạn. Bài luận là một yếu tố rất quan trọng khi xét tuyển bởi vào đại học, bạn sẽ phải viết rất nhiều, đồng thời, qua bài luận, người đọc hồ sơ cũng sẽ hiểu thêm về tư cách cá nhân và phẩm chất của bạn.

Sau khi đọc bài luận, ban tuyển sinh sẽ đọc thư giới thiệu và nhìn vào các hoạt động ngoại khoá của bạn. Một số trường có thể yêu cầu hoặc không bắt buộc bạn phải phỏng vấn, nhưng đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thể hiện bản thân.

6. Thế nào là Early Decision?
Early Decision thường có hạn nộp sớm hơn vào tháng 11. Khi bạn chấp nhận nộp Early Decision (ED), điều đó có nghĩa bạn bắt buộc phải nhập học nếu bạn được nhận. Bạn chỉ có thể apply một trường dưới dạng ED, nhưng vẫn có apply các trường khác dưới dạng Regular Decision. Tuy nhiên, một khi bạn được nhận bởi trường ED, bạn buộc phải rút khỏi các trường khác. Early Decision có tính chất ràng buộc, bạn phải ký bản cam kết khi bạn nộp hồ sơ, vì vậy, nếu bạn không tuân thủ, bạn có thể gặp một số rắc rối và điều này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến việc ban tuyển sinh nhìn nhận sinh viên Việt Nam. Thí sinh nộp ED sẽ biết kết quả vào cuối tháng 12.

7. Thế nào là Early Action (EA)?
Early Action cũng có hạn nộp và hạn trả lời sớm hơn so với Regular Decision, nhưng không có tính chất ràng buộc. Bạn có quyền từ chối trường nhận bạn dưới dạng Early Action và nhập học ở trường khác. Theo nhận xét chung, EA có những lợi thế hơn so với ED.

8. Thế nào là Regular Decision?
Regular Decision là hạn nộp thông thường vào tháng 1. Tuy nhiên, hạn nộp của các trường rất khác nhau, có những trường có hạn đến tháng 4, tháng 5 hoặc muộn hơn, vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận với mỗi trường.

9. Thế nào là Rolling Admission?
Rolling Admission có nghĩa rằng trường không có một hạn nộp đơn nhất định nào. Nếu bạn gửi đơn sớm, bạn cũng sẽ nhận được thư trả lời sớm và ngược lại.

10. Nếu bạn nộp Early Decision, bạn có cơ hội được chấp nhận cao hơn không?
Thường thường ban tuyển sinh của trường khuyến khích các học sinh đăng ký Early Decision nếu như đó là trường bạn yêu thích nhất. Những thí sinh nộp Early Decision sẽ phải cạnh tranh với ít đối thủ hơn và chứng tỏ được sự yêu thích của mình với trường, tất nhiên điều đó sẽ được xem xét khi đưa ra quyết định.

Nếu như sinh viên không được nhận ở vòng Early Decision, hoặc họ sẽ bị đẩy lùi xuống xem xét cùng các sinh viên ở vòng Regular Decision, hoặc sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, đối với các sinh viên Quốc Tế, đôi khi Early Decision không phải là một lựa chọn tốt, vì trường sẽ muốn có cơ hội xem xét nhiều học sinh quốc tế cùng nhau hơn để đưa ra quyết định về hỗ trợ tài chính.



11. Thế nào là Wait-list?
Vì các trường không thể chắc chắn số học sinh sẽ đồng ý nhập học, một số thí sinh sẽ được vào danh sách đợi (wait-list). Sau ngày 1/5, là ngày các thí sinh được nhận phải xác nhận mình có nhập học hay không, trường sẽ quyết định nhận thêm một số học sinh từ Wait-list. Tuy nhiên cơ hội này là khá thấp ở các trường đại học danh tiếng.

12. Hỗ trợ tài chính (financial aid package) gồm những gì?
Thông thường hỗ trợ tài chính từ 1 trường Đại học sẽ gồm có: 
+ Grants: tiền học bổng bạn sẽ không phải trả lại sau khi học xong 
+ Work study: tiền bạn sẽ được trả nếu làm thêm trong trường 
+ Loan: tiền vay (tuy nhiên không phải trường ĐH nào cũng cho SV quốc tế)

13. Thế nào là need-blind policy?
Need-blind policy có nghĩa rằng trường sẽ không quan tâm đến số tiền hỗ trợ tài chính bạn xin, cho dù tài chính của gia đình bạn ít hay nhiều điều đó cũng không ảnh hưởng đến quyết định tuyển sinh của trường.

14. Thế nào là need-aware/need sensitive policy?
Need-aware/ need sensitive có nghĩa rằng tài chính của học sinh cũng sẽ được xem xét bên cạnh các yếu tố tuyển sinh quan trọng khác (đề cập ở phía trên) khi đưa ra quyết định. Nói ngắn gọn, nếu bạn xin quá nhiều tiền, điều đó có thể là một bất lợi đối với bạn và ngược lại, nếu bạn không xin bất kỳ hỗ trợ nào, cơ hội được nhận của bạn sẽ cao hơn.

15. Các kỳ thi chuẩn hoá là gì?
Để xin học ở các trường đại học nước ngoài, trước hết bạn buộc phải có các bài thi chuẩn hoá về tiếng Anh. Ví dụ để học ở Mỹ bạn sẽ phải có điểm TOEFL, ở Anh, Úc bạn sẽ phải có điểm IELTS. Đặc biệt ở Mỹ, ngoài kỳ thi kiểm tra về tiếng Anh, phần lớn các trường sẽ yêu cầu bạn tham dự kỳ thi SAT hoặc ACT (dành cho những người vào ĐH, kể cả người Mỹ), hoặc GRE (dành cho những người học cao học).

16. Thế nào là TOEFL?
TOEFL là viết tắt của cụm từ “Test Of English as a Foreign Language”, có mục đích kiểm tra khả năng tiếng Anh của một người không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Bài thi gồm có 5 phần, kiểm tra 5 kỹ năng: Viết, Nghe, Ngữ pháp, Đọc, và Nói.

17. Thế nào là SAT I?
Là bài kiểm tra được tổ chức bởi College Board dành cho tất cả mọi người đăng ký vào Đại học của Mỹ, kể cả học sinh Mỹ. SAT I gồm có 3 phần: Viết, Tiếng Anh và Toán.

18. Thế nào là SAT II?
Thay vì kiểm tra 3 kỹ năng chung: Viết, Tiếng Anh, và Toán, SAT II còn được gọi là Subject tests, kiểm tra thí sinh vào kỹ năng của từng môn. Nếu là bắt buộc, các trường thường yêu cầu 2 môn SAT II.

19. Có cần đạt được một điểm SAT hay TOEFL tối thiểu để được học bổng?
Vì mỗi trường có một chính sách riêng đối với các loại học bổng khác nhau, bạn nên nghiên cứu kỹ website cũng như các tài liệu của trường gửi để xem các yêu cầu đối với từng loại học bổng.

20. Thế nào là GPA?
GPA là viết tắt của Grade Point Average - tức là điểm trung bình

21. Thế nào là weighted GPA?
Weighted GPA là điểm trung bình của trường bạn đã từng học, được dùng để xem xét khi đăng ký tại trường mới. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố để xem xét vì điểm "A" ở trường này có thể khác với điểm "A" ở trường khác.

22. Liệu mình có được trường chấp nhận vào học không?
Điều này phụ thuộc vào trình độ học lực và trình độ tiếng Anh. Về khía cạnh học lực thì học sinh phải nộp đầy đủ các bảng điểm cho trường để xem xét. Về trình độ tiếng Anh thì học sinh cần phải có chứng nhận về trình độ Anh văn.
Thông thường các trường có thể chấp nhận bằng TOEFL hoặc IELTS.
23. Yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán để được cấp visa du học?
Bên cạnh thư mời học của trường, học sinh phải bổ sung thêm một số giấy tờ khác – những loại giấy tờ này phụ thuộc vào mỗi nước.
Nếu học sinh có nguyện vọng xin visa để học chương trình Cử nhân, Cao đẳng, Thạc sĩ (course work – tức là không phải nghiên cứu đề tài) học sinh bắt buộc phải có chứng chỉ Anh văn IELTS.
Nếu như học sinh đăng kí chương trình cao đẳng thì trình độ Anh văn của học sinh tối thiểu IELTS 4.5 thì học sinh sẽ phải học thêm tiếng Anh trước khi vào học chính khóa, bởi vì yêu cầu tiếng Anh đầu vào của chương trình cao đẳng thông thường là IELTS 5.5.
Nếu học sinh đăng kí các chương trình đại học hoặc sau đại học thì học sinh cần tối thiểu IELTS 5.5 để có được visa.

(sưu tầm)
---

Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com



Đăng nhận xét

GIÁO DỤC MALAYSIA TỐT NHƯ THẾ NÀO?

0 nhận xét
Những câu hỏi được đặt ra với nền giáo dục Malaysia là:
- Học sinh Malaysia được giáo dục tốt như thế nào để đáp ứng những thách thức của nền kinh tế trong thể kỷ 21? 
- Những loại hình giáo dục nào cho người Malaysia trong hội nhập quốc tế? 
Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia giáo dục Hoàng Minh Tuấn. 



THAM VỌNG
Mặc dù Malaysia là một trong số ít các quốc gia có nền giáo dục tốt vào loại hàng đầu khu vực ASEAN và châu Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế do toàn cầu hóa mang lại cùng với những khiếm khuyết của giáo dục Malaysia trong những năm qua, Chính phủ Malaysia tập trung mọi nỗ lực để đổi mới nền giáo dục với triết lý phát triển mạnh mẽ hơn tiềm năng của các cá nhân một cách toàn diện và tích hợp để tạo ra những công dân có trí tuệ, tinh thần, tình cảm cân bằng và phát triển hài hòa về thể chất...
Nền giáo dục hình thành những công dân có tri thức, năng lực và có chuẩn mực đạo đức cao, có trách nhiệm, khả năng đạt đến trình độ hạnh phúc cao và đóng góp tới sự phát triển hài hòa của gia đình, xã hội và quốc gia.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục Malaysia bao gồm: sự tiếp cận đến giáo dục, chất lượng, sự bình đẳng, thống nhất, hiệu quả có thể xem là mục tiêu xuyên suốt, đồng bộ không thể xem nhẹ bất kỳ mục tiêu nào của đổi mới giáo dục của quốc gia này.
- Sự tiếp cận đến giáo dục: khẳng định mọi trẻ em Malaysia đều có quyền tiếp cận đến giáo dục để giúp cho các em đạt đến tiềm năng cao nhất của bản thân. Bộ Giáo dục sẽ đảm bảo sự tiếp cận phổ cập và nhập học đúng độ tuổi của tất cả trẻ em từ trước tiểu học cho đến giáo dục trung học phổ thông (trước năm 2020).
- Chất lượng giáo dục khẳng định mọi trẻ em Malaysia có cơ hội để đạt được học vấn tốt nhất trong một hệ thống giáo dục thống nhất và có thể so sánh được với hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Malaysia có tham vọng đứng trong 1/3 số các quốc gia có điểm số đánh giá PISA và TIMS trong vòng 15 năm.
- Bình đẳng: hệ thống cơ sở giáo dục hàng đầu sẽ cung cấp giáo dục tốt nhất có thể cho mọi đứa trẻ, không phân biệt điều kiện địa lý, nền tảng kinh tế-xã hội của gia đình. Bộ Giáo dục có tham vọng để chấm dứt khoảng cách về thành tích giáo dục giữa thành thị và nông thôn, giữa những học sinh có điều kiện kinh tê-xã hội khác nhau và giữa học sinh nam và nữ trước năm 2020.
- Tính thống nhất: Học sinh trong độ tuổi từ 7 đến 17 tuổi có đến ¼ thời gian trong trường học, nhà trường là vị trí then chốt để giúp cho sự thống nhất. Thông qua sự tương tác giữa các cá nhân với nhau có các điều kiện kinh tế-xã hội, tôn giáo, dân tộc khác nhau và thông qua việc học tập để hiểu biết, chấp nhận và thông cảm sự khác nhau đó. Bộ Giáo dục có mục tiêu để tạo ra một hệ thống giáo dục ở đó học sinh có cơ hội để hình thành những trải nghiệm và tham vọng được sẻ chia với mọi người để hình thành nên một nền tảng cho sự thống nhất.
- Hiệu quả: Hệ thống giáo dục Malaysia luôn được cung cấp đầy đủ tài chính, nhưng việc cải thiện thành tích học tập của học sinh không luôn luôn tương thích với nguồn lực giành cho giáo dục. Trong khi Chính phủ cam kết duy trì mức đầu tư, mục tiêu của hệ thống giáo dục là làm tăng tối đa thành tích học tập trong mức nâng sách như hiện nay.

ĐỔI MỚI
Điều đáng chú ý trong lần đổi mới này, Malaysia nhấn mạnh 6 phẩm chất (thuộc tính) then chốt trong cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu. Đó là: Tri thức, Kỹ năng tư duy, Kỹ năng lãnh đạo, Thông thạo ngoại ngữ, Đạo đức và tinh thần, và Bản sắc văn hóa.
- Tri thức: Malaysia khẳng định mọi trẻ em ở mức giáo dục cơ bản phải đọc thông hiểu và làm toán tốt. Học sinh phải làm chủ được những môn học Toán và Khoa học và được học những kiến thức thiết yếu về Malaysia, châu Á và thế giới - về lịch sử, con người và địa lý. Học sinh được khuyến khích phát triển các tri thức và kỹ năng trong các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc và thể thao.
- Kỹ năng tư duy: Mọi trẻ em sẽ học để biết cách thường xuyên đạt được kiến thức qua suốt cuộc đời (có ham muốn hiểu biết và học tập suốt đời); học sinh có khả năng để liên hệ, kết nối những tri thức khác nhau, và điều quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức là tạo ra những tri thức mới. Mọi đứa trẻ phải làm chủ được những kỹ năng nhận thức quan trọng gồm các kỹ năng giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy sáng tạo và đổi mới. Sở dĩ Malaysia nhấn mạnh điều này bởi vì nền giáo dục trong quá khứ làm cho học sinh ít có khả năng trong việc áp dụng tri thức, tư duy một cách logic và hệ thống vốn quen thuộc trong trường học vào cuộc sống thực.
- Kỹ năng lãnh đạo: trong một thế giới ngày càng có ràng buộc liên hệ với nhau, khả năng lãnh đạo và làm việc hiệu quả với người khác là cực kỳ quan trọng. Hệ thống giáo dục sẽ giúp đỡ mọi học sinh đạt đến tiềm năng đầy đủ nhất bằng việc tạo ra cơ hội thường xuyên để cho học sinh làm việc tập thể và giữ vai trò lãnh đạo. Trong bối cảnh của hệ thống giáo dục, kỹ năng lãnh đạo bao gồm 4 nội dung: quản lý, kiên cường và mềm dẻo, trí tuệ tình cảm, và kỹ năng giao tiếp mạnh.
- Ngoại ngữ: Giáo dục Malaysia khẳng định mọi trẻ em phải sử dụng thông thạo tiếng phổ thông Malaysia và tiếng Anh là ngôn ngữ dùng cho giao tiếp. Điều đó có nghĩa, mọi học sinh dời khỏi nhà trường phải có khả năng làm việc trong môi trường tiếng Malaysia và tiếng Anh. Bộ giáo dục cũng khuyến khích tất cả các học sinh học một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.
- Đạo đức và tinh thần: Hệ thống giáo dục phải khắc sâu giá trị đạo đức và tinh thần vào mỗi trẻ em để chuẩn bị cho các em sẵn sàng đương đầu với những thách thức sẽ phải đối mặt trong cuộc đời của người trưởng thành sau này, để biết giải quyết các xung đột một cách hài hòa, để áp dụng những nguyên tắc khôn ngoan nhất trong những thời điểm khó khăn và để khuyến khích làm những điều phải. Giáo dục cần nuôi dưỡng các cá nhân để giúp cho mỗi người đóng góp thành quả của mình cho cộng đồng và dân tộc.
- Bản sắc dân tộc: Giáo dục phải làm cho mọi trẻ em tự hào là người Malaysia không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay địa vị kinh tế- xã hội. Muốn vậy, nền giáo dục phải đòi hỏi ở mỗi học sinh những hiểu biết về lịch sử đất nước và chia sẻ những mong ước chung cho tương lai. Điều đó có thể đạt được không chỉ thông qua việc học để hiểu và chấp nhận sự đa dạng mà còn phải dung dưỡng chúng.
Chỉ số cạnh tranh về giáo dục đại học và đào tạo (nguồn: Báo cáo chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF 2013-2014)
Quốc gia
Giáo dục đại học và đào tạo
Xếp hạngĐiểm số
Singapore
25.9
Malaysia
464.7
Brunei
554.5
Indonesia
644.3
Thái Lan
664.3
Philipines
674.3
Việt Nam
953.7
Lào
1113.3
Campuchia
1163.1
Mianma
1392.5

Hoàng Minh Tuấn

(Nguồn tham khảo: Malaysia Education Blueprint 2013-2025, UNESCO Bangkok)

--- 
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét

DU HỌC KHU VỰC - TẠI SAO LỰA CHỌN MALAYSIA?

0 nhận xét

Du học là ước mơ của nhiều học sinh - sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để có thể sinh sống và học tập ở những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh về kinh tế, xã hội như Mỹ, Anh, Úc...Thay vào đó lựa chọn một quốc gia cùng khu vực có nền kinh tế, chính trị ổn định để du học đang là xu hướng của không ít bạn trẻ trong những năm gần đây. Malaysia là một trong những quốc gia hội đủ yêu cầu về du học khu vực.


Dưới đây là chia sẻ của một bạn du học sinh Malaysia về quyết định du học của mình:
Mình mong muốn được đi học ở một đất nước có vị trí địa lí gần Việt Nam cùng mức chi phí hợp lí với tài chính của gia đình. Qua tìm hiểu, mình thấy Malaysia là đất nước hội tụ được những điều kiện mình mong muốn.



1. Vì sao gia đình và bạn quyết định đi du học tại Malaysia mà không phải Anh, Mỹ hay Singapore?Du học là một cơ hội tốt để khám phá bản thân, văn hóa và nền giáo dục mới, mình cũng không ngoại lệ. Sau khi học xong lớp 11, mình và gia đình phân vân lựa chọn giữa Mỹ, Singapore hoặc Malaysia. Mình mong muốn được đi học ở một đất nước có vị trí địa lí gần Việt Nam cùng mức chi phí hợp lí với tài chính của gia đình. Qua tìm hiểu, mình thấy Malaysia là đất nước hội tụ được những điều kiện mình mong muốn.
Thêm vào đó, tiếng Anh được sử dụng rộng tại Malaysia sẽ giúp mình trau dồi và nâng cao khả năng giao tiếp. Tại Malaysia, có rất nhiều trường liên kết với các nước như Anh, Mỹ hay Úc. Nhờ vậy, mình sẽ được học tập và nhận bằng cấp hay chứng chỉ của Anh, Mỹ hay Úc với chi phí thấp hơn so với học tại Singapore.


2. Cảm giác đầu tiên của bạn khi mới sang Malaysia là gì và sau 1 khoảng thời gian học tập, cảm nhận đó thay đổi như thế nào?Cảm nhận đầu tiên khi mình đặt chân đến thành phố Kuala Lumpur – Malaysia, đó là sự thân thiện của người dân bản địa nơi đây. Malaysia là một thành phố xanh sạch với nhiều rừng cây, không khí trong lành không khói bụi, và thời tiết ôn hòa như Sài Gòn.
Sau một thời gian học tập và sinh sống, mình có nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi giúp mình trau dồi khả năng giao tiếp ngoài đời sống cũng như tại giảng đường, trường học. Thời gian đầu học tập, mình còn nhiều bỡ ngỡ về cuộc sống nơi đây. Thầy cô ở trường học rất thân thiện, họ vừa là thầy vừa là bạn với mỗi học sinh. Nhờ đó, mình luôn cảm giác như đang sống ở ngôi nhà thứ 2 với sự quan tâm của thầy cô, bạn bè.



3. Bạn học tại trường nào tại Malaysia, giới thiệu về trường 1 chút được không?Mình học trường Taylor’s University, chuyên ngành Quản trị Khách sạn. Trường Taylor’s University rất nổi tiếng tại Malaysia về chuyên ngành này với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Thêm vào đó, chương trình học chuyên ngành Quản trị Khách sạn được liên kết với trường Toulous University của Pháp. Do đó, mình được học tập theo những chuẩn mực của Pháp – quốc gia nổi tiếng với ngành Ẩm thực – Khách sạn – Du lịch. Sau khi học xong 3 năm Đại học, sinh viên sẽ được trải nghiệm 2 tuần tại Pháp, nhà trường tài trợ chi phí đi lại và chỗ ở. Cơ sở vật chất của Taylor's rất tốt, các ngành Mass Communication, Engineer, Medicine, Pharmacy,...


4. Bạn tự nhận thấy bạn trước khi đi du học và sau khi đi du học thay đổi như thế nào?Sau khi đi du học, mình thấy bản thân thay đổi theo chiều hướng tích cực, điều dễ nhận ra nhất là mình trở nên tự lập hơn. Đi du học khi học hết lớp 11, bản thân mình còn rất nhiều bỡ ngỡ. Học tập và sinh sống ở nước ngoài giúp mình tự lập từ việc chăm sóc bản thân đến việc đưa ra quyết định cho cuộc sống. Đó là điều mà trước đây mình nghĩ sẽ không thể làm được nếu sống xa sự đùm bọc của cha mẹ. Thêm vào đó, khả năng giao tiếp và ứng xử bằng Tiếng Anh của mình nâng cao hơn. Học nhóm, trao đổi, giao tiếp và độc lập làm bài tập giúp mình không còn sợ sệt khi giao tiếp tiếng Anh với bạn bè quốc tế nữa.


5. Gia đình và bạn nghĩ gì về quyết định du học của bạn? Nếu được chọn lại, bạn có đi du học không? Có đi Malaysia nữa không?Bố mẹ mình rất vui vì quyết định du học của mình vì bản thân bố mẹ cũng muốn mình trở nên tự lập khi đi học ở nước ngoài. Nếu được chọn lại, mình vẫn sẽ chọn Malaysia là điểm đến cho hành trình du học của mình.


6. Nếu có lời khuyên có các bạn học sinh tại Việt Nam, bạn sẽ nói gì?Chọn lựa một đất nước cho hành trình du học của mỗi học sinh là rất quan trọng. Do đó, các bạn học sinh cần suy nghĩ kĩ trước khi quyết định. Nên có một mục tiêu rõ ràng về quyết định đi du học, thay vì quyết định theo cảm tính hoặc số đông.
.:st:.
---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885
Email: edu@maisie-uk.com













Đăng nhận xét

HƠN 117.000 SINH VIÊN QUỐC TẾ ĐANG DU HỌC TẠI MALAYSIA

0 nhận xét
12.850 đăng ký sau 3 tháng đầu năm
Ủy ban giáo dục toàn cầu Malaysia (Education Malaysia Global Services - EMGS) đã nhận được 12,850 đơn đăng ký vào 3 tháng đầu năm 2014. Bộ trưởng bộ giáo dục Datuk Seri Idris Jusoh cho biết, có 11,336 đơn đăng ký đã được thông qua và con số này tương ứng với 31% trên tổng mục tiêu 36,000 sinh viên quốc tế mà quốc gia này sẽ chào đón trong năm nay.
Bộ trưởng cũng nói thêm “Malaysia vẫn tiếp tục là một điểm đến du học yêu thích cho sinh viên quốc tế”. Cùng với EMGS, bộ giáo dục tiếp tục phát triển các hoạt động marketing nhằm thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn nữa.
EMGS là một công ty phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2012 với mục tiêu giúp đỡ Bộ giáo dục trong việc quản lý, hỗ trợ sinh viên trong những vấn đề như visa, học tập. Chẳng hạn, hệ thống đăng ký Student Application and Registration System (STARS), cho phép quản lý, lưu trữ thông tin đăng ký của sinh viên một cách hiệu quả.
"Qua đó, chúng tôi có thể dễ dàng phát hiện các cơ sở đào tạo thường tuyển sinh những ứng viên không đạt yêu cầu hoặc nhận diện các ứng viên có mục đích đăng ký không rõ ràng.” Theo đó, EMGS muốn đảm bảo chất lượng đào tạo ở các cơ sở trong nước và các suất học tập sẽ được dành cho những ứng viên xứng đáng.
Cho tới tháng 12 năm ngoái, thống kê từ Bộ nhập cảnh cho biết hiện có khoảng 117,833 sinh viên quốc tế đến từ 140 quốc gia trên thế giới đang theo học tại Malaysia.
Tại sao không phải bạn?
Nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình hoặc nguyện vọng bản thân mong muốn theo học tại một môi trường giáo dục quốc tế gần nhà thì Malaysia là một lựa chọn khả thi. Theo Mohe, bạn sẽ tốn khoảng RM 12.000/năm (tương đương 3750 USD) cho chi phí sinh hoạt mỗi năm ở quốc gia này.
Một số ngành học tiềm năng ở Malaysia là Kế toán, Công nghiệp cao, Kiến trúc và Thông tin Truyền thông.
.: Theborneopost :.

---
Maisie UK Education
Hotline: 0918 910 885 - 0908 744 885


Email: edu@maisie-uk.com


Đăng nhận xét